Đến thăm Trung Quốc, khi trở về đến Hương Cảng (30-10), 4 vị đại biểu công giáo Anh đã tuyên bố với các nhà báo:

Bất kỳ đến đâu, cũng được gặp gỡ những bạn công giáo Trung Hoa. Ở Trung Quốc cũ, phần nhiều lãnh tụ giáo hội là người ngoại quốc và được đãi ngộ đặc biệt. Nay không có đãi ngộ đặc biệt, nhưng giáo hội Thiên chúa vẫn có quyền như các tôn giáo khác. Tín ngưỡng hoàn toàn tự do.

Một ký giả nhắc đến việc những người công giáo bị bắt. Các vị đại biểu Anh trả lời: “Họ không phải vì tôn giáo mà bị bắt. Chính phủ Trung Quốc nhận rằng người công giáo cũng như mọi người công dân khác, ai cũng phải tuân theo phép luật Nhà nước. Nếu phạm phép luật hoặc phạm tội phản quốc, thì ai cũng bị phạt. Chính quyền không có thành kiến gì với giáo dân”.

Về tình hình chung, các đại biểu ấy nói: “So với 10 năm trước những điều thay đổi đã làm cho mọi người có ấn tượng cực kỳ sâu sắc, nhất là sự thay đổi về tinh thần và thái độ của nhân dân. Về vật chất, Trung Quốc đã tiến bộ nhiều. Song điều làm cho người ta cảm thấy hứng thú nhất - là mỗi người đều ra sức cầu tiến bộ... Những cảnh bi đát ở Trung Quốc cũ, ngày nay không còn nữa. Người Trung Quốc rất vui vẻ. Giáo cũng như lương, đều có một mục đích chung: làm cho dân giàu, nước mạnh”.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 618, ngày 11-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.