Từ ngày cách mạng thành công, giai cấp công nhân Trung Quốc phát triển rất nhanh chóng. Về s lượng, thì đầu năm nay, Tổng Công đoàn đã có hơn 10 triệu đoàn viên. Về cht lượng, thì công nhân rất tiến bộ. Theo con số chưa đầy đủ, thì Công đoàn có:

32 trường học chính trị,

64 trường chính trị dạy ban đêm,

94 ban huấn luyện chính trị,

3 trường đảng dạy ban đêm,

Hơn 146 vạn công nhân đã dự các lớp học chính trị,

45 vạn công nhân là đảng viên Đảng Cộng sản,

65 vạn công nhân là đoàn viên thanh niên,

223.200 công nhân là anh hùng và chiến sĩ thi đua, trong đó đại đa số là đảng viên và đoàn viên thanh niên.

Trong những công việc lớn như: cải cách ruộng đất; chống Mỹ, giúp Triều; đàn áp phản động; chống bọn gian thương[1]; chống quan liêu, tham ô, lãng phí; thực hiện kế hoạch 5 năm - công nhân đều là đội xung phong. Do đó mà liên minh công nông và dân chủ nhân dân càng vững chắc.

So với Trung Quốc, thì nước ta nhỏ hơn, giai cấp công nhân ta ít hơn. Nhưng dù nhiều hay là ít, giai cấp công nhân vẫn là giai cấp lãnh đạo. Và để xứng đáng với địa vị lãnh đạo, thì công nhân ta phải xung phong làm gương mẫu trong mọi công việc kháng chiến và kiến quốc.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 120, từ ngày 26 đến ngày 30-6-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.152-153.


[1] Bọn buôn bán gian lậu (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.