- Sau đây là tóm tắt lịch sử phát triển của công nhân Trung Quốc:
1-5-1921 - bắt đầu có tổ chức: Câu lạc bộ của công nhân ca xe lửa Trường Tân.
1-7-1921 - Đảng Cộng sản thành lập.
1-1922 - Tổng bãi công ở Hương Cảng, làm cho thành phố ấy tiêu điều như một hòn đảo hoang.
5-1922 - Đại hội lao động toàn quốc lần thứ 1.
5-1925 - Đại hội lao động lần thứ 2, thành lập Tổng Công hội toàn quốc.
3-1927 - Công nhân Thượng Hải khởi nghĩa, giải phóng thành phố ấy khỏi ách quân phiệt.
1927 - Công nhân nổi lên chống Tưởng Giới Thạch, tổ chức giúp đỡ phong trào nông dân các tỉnh miền Nam.
1929 - Đại hội lao động toàn quốc lần thứ 5, tổ chức công nhân về nông thôn phát triển phong trào du kích và cải cách ruộng đất.
1949 - Đại hội lao động lần thứ 6 thông qua chương trình đánh Tưởng, chống Mỹ, lập chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo dân chủ mới.
1953 - Đại hội lần thứ 7 đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa nước nhà và tiến dần đến chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, Tổng Công hội có 12 triệu rưỡi hội viên.
Từ 1949 đến 1953, hơn 12 vạn 4.500 công nhân được cất nhấc làm quản lý và cán bộ kỹ thuật, trong số đó hơn 7.800 người làm giám đốc hoặc phó giám đốc.
Năm 1954, các ban huấn luyện và các trường chuyên nghiệp đã đào tạo được 26 vạn 6.000 công nhân lành nghề.
Năm 1950, hơn 68 vạn 3.000 công nhân tham gia thi đua. Hiện nay, hơn 80 phần 100 công nhân tham gia thi đua.
Chỉ trong năm 1953, công nhân đã đề ra 6 vạn 6.392 sáng kiến, tiết kiệm được 172 triệu đồng (1 đồng Trung Quốc bằng 1.615 đồng Ngân hàng ta).
Từ 1949 đến 1952, năng suất lao động trung bình tăng 166 phần 100.
Năm 1954, các xí nghiệp đã bầu được hơn 37 vạn chiến sĩ thi đua.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, công nhân Trung Quốc đã thành lập giai cấp lãnh đạo xứng đáng. Công nhân Việt Nam ta cố gắng cùng đi con đường vẻ vang ấy.
C.B.
------
Báo Nhân Dân, số 447, ngày 24-5-1955, tr.2.