Đây là một chuyện Trung Quốc.

Đội trưởng Lưu Khuê Kỳ năm nay… tuổi, vào Giải phóng quân đã 7 năm. Trận đầu tiên, bị thương cụt mất tay trái. Về làng nghỉ ít lâu, Lưu trở lại bộ đội, mang theo 5 người dân quân. Lần thứ hai, Lưu bị thương, mù mất một mắt. Cấp trên cho giải ngũ, nhưng Lưu nói: “Còn một mắt một tay, tôi vẫn làm cách mạng được, đánh giặc được”.

Tháng 7-1947, trong trận Sơn Đông, Lưu cùng 5 chiến sĩ xung phong, bị vây trong một cái kênh. 6 người chống cự suốt đêm; sáng hôm sau, có viện binh đến, lại cùng nhau xông vào cứ điểm của địch. Trong một trận khác, một mình đồng chí Lưu đã giết được 20 tên địch và bắt sống 17 tên. Từ đó, Lưu còn đánh nhiều trận, bị thương nhiều lần.

Đồng chí Lưu chẳng những đánh giặc hăng, mà còn có nhiều tính tốt khác: ham học hỏi, thương yêu đồng chí. Tuy tàn tật, song mỗi lần hành quân, đồng chí Lưu vẫn cố gắng mang giúp súng đạn cho những anh em sức yếu. Đến chỗ nghỉ, săn sóc cho anh em nghỉ trước mình.

Đồng chí Lưu Khuê Kỳ thường nói với anh em:

“Mỗi khi tôi gặp nguy hiểm khó khăn, chỉ nhớ đến Đảng, là tôi lại hăng hái lên và tìm được cách giải quyết mọi vấn đề”.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 32, ngày 15-11-1951, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.