Ngày 16-7, ở huyện Tuyên Thành (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), mưa to, gió lớn, nước sông lên mạnh. Một đoạn đê bị vỡ. Dân ào ra sửa đê. Nước vẫn cuồn cuộn ùa vào. Tình hình nguy ngập… Đồng chí đội trưởng Giải phóng quân hô lên: “Anh em ơi! Ta phải cứu dân!”. Tức thì, hơn 200 chiến sĩ Giải phóng quân nhảy xuống chỗ đê vỡ, tay nắm tay thành một bờ rào người, ngăn nước lại, để dân có thì giờ chạy lấy thêm vật liệu sửa đê.

Đoạn đê ấy vừa sửa xong, thì “con trạch” ở một đoạn khác gần đó bị nước phủ. Các chiến sĩ anh dũng ấy liền nằm xuống chỗ nước ngập, thành “con trạch” bằng người, để ngăn nước tràn vào. Còn nhân dân thì vội vàng đắp con trạch cao thêm.

Nhờ vậy, tính mệnh tài sản của 5.000 gia đình cùng mấy vạn mẫu ruộng ở huyện Tuyên Thành thoát khỏi tai nạn.

Sau đó, nông dân tranh nhau đưa áo của mình cho bộ đội thay. Phụ nữ và thanh niên lo chè nước úy lạo. Nhiều cụ phụ lão ôm lấy anh em bộ đội mà khóc vì quá cảm động. Khắp trong huyện, một tiếng hô vang dậy như ngọn thủy triều:

Mao Chủ tịch muôn năm!

Giải phóng quân muôn năm!

“Quyết chiến quyết thắng. Phụng sự nhân dân”, đó là tinh thần Giải phóng quân Trung Quốc. Đó cũng là tinh thần quân đội Việt Nam. Với tinh thần ấy, đánh giặc nào cũng thắng, làm việc gì cũng được.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 24, ngày 6-9-1951, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.