Tháng 7 vừa rồi, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm thứ nhất (từ 1953 đến 1957). Nội dung của kế hoạch tóm tắt như sau:

So với năm 1952 thì đến năm 1957, sản xuất công nghiệp nặng sẽ gấp đôi.

Trong 5 năm, sẽ xây dựng thêm 694 xí nghiệp rất to. Trong số đó, Liên Xô giúp xây dựng 156 xí nghiệp.

Các xí nghiệp mới gồm có nhà máy làm xe cam nhông, mỗi năm sản xuất 3 vạn chiếc.

Xưởng làm máy cày, mỗi năm 1 vạn 5.000 chiếc.

31 xưởng dầu lửa, mỗi năm sản xuất 1 triệu tấn.

15 xí nghiệp điện.

Gang, thép, than đá, sức điện... sẽ gấp đôi năm 1952.

Về nông nghiệp sẽ xây dựng 91 nông trường của Nhà nước, cày gặt đều dùng máy và 194 trạm máy kéo để giúp hợp tác xã nông nghiệp của dân.

Sản xuất lương thực sẽ tăng 18 phần 100, bông vải hơn 25 phần 100.

Lương bổng của công nhân và công chức sẽ tăng 33 phần 100 khi kế hoạch hoàn thành.

Sẽ xây thêm 46 triệu thước vuông nhà ở.

Kế hoạch vừa công bố ra, thì khắp nơi công nhân, nông dân, bộ đội và cán bộ đã gửi thư lên Đảng và Chính phủ, hứa quyết tâm thi đua làm trọn kế hoạch.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 535, ngày 20-8-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.