Từ cuối năm 1949 đến năm 1952 là thời kỳ khôi phục kinh tế. Từ năm 1953 đến năm 1957 là thời kỳ kế hoạch 5 năm thứ nhất, nhằm đổi mới nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp tiền tiến, để tiến dần đến chủ nghĩa xã hội.

Tiền vốn dùng vào kế hoạch: 7 vạn 6.640 triệu đồng nhân dân tệ (đáng giá 700 triệu lạng vàng).

Trong số vốn ấy, dùng vào công nghiệp 2 vạn 4.850 triệu đồng. Vào nông nghiệp 3.260 triệu đồng.

So với mức sản xuất năm 1952, thì năm 1957, công nghiệp sẽ tăng 98%, nông nghiệp tăng 23%. Kinh tế quốc doanh, hợp tác xã và công tư hợp danh từ 36 tăng đến 64%. Thương nghiệp quốc doanh sẽ chiếm 80%.

Riêng về nông nghiệp, sẽ vỡ thêm 3.868 vạn mẫu. Ruộng có nước tưới thêm 7.200 vạn mẫu. Sản xuất lương thực tăng 17%. Bông tăng 25%. Trâu bò tăng 30%. Lợn tăng 54%.

Lương bổng của công nhân và cán bộ sẽ tăng 33%. Sức mua của nông thôn tăng gần gấp đôi.

Do phong trào thi đua, năng suất sản xuất sẽ tăng 64%. Mỗi 1% năng suất tăng như thế sẽ trị giá 1 vạn 8.282 vạn đồng. Thế là kết quả thi đua sẽ thêm hơn 1 vạn 1.700 triệu đồng tiền vốn cho kế hoạch 5 năm. Lại do tiết kiệm mà thành, giá các thứ sẽ giảm từ 22 đến 28%. Tăng gia cộng với tiết kiệm, làm cho mọi thứ đều nhiều và rẻ, thành thử mức sống của nhân dân được cải thiện dần.

Kế hoạch 5 năm chắc chắn thành công vì:

a) Cải cách ruộng đất xong rồi.

b) Mọi người hăng hái thi đua.

c) Liên Xô ra sức giúp đỡ (giúp xây dựng 156 xí nghiệp chính và giúp kỹ thuật).

Dù phải tiết kiệm từng ly, từng tý để hoàn thành kế hoạch 2 năm, Trung Quốc đã khảng khái giúp ta 800 triệu đồng nhân dân tệ (tức là hơn 10% tiền vốn của kế hoạch 5 năm) và giúp ta nhiều chuyên gia, để ta khôi phục và xây dựng kinh tế của ta. Tinh thần quốc tế cao quý mà nhân dân ta luôn luôn ghi nhớ và biết ơn. Đồng thời chúng ta phải cố gắng thi đua với anh em Trung Quốc.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 587, ngày 11-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.