Quốc hội khóa hai đang họp. Đồng chí Lý Tiên Niệm (Bộ trưởng Tài chính) báo cáo về ngân sách. Đồng chí Lý Phú Xuân (Chủ nhiệm Ban Kế hoạch Nhà nước) báo cáo về kế hoạch năm nay. Nội dung hai báo cáo ấy tóm tắt như sau:

Ngân sách

Thu

Chi

So với năm trước tăng

1959

54.160 triệu đồng

52.770 triệu đồng

29%

1960

70.020 triệu đồng

70.020 triệu đồng

32%

Năm nay Thu hơn năm ngoái 15.860 triệu đồng[1], hầu hết số tiền đó đều do các xí nghiệp quốc doanh nộp thêm.

Chi vào kinh tế và văn hóa chiếm 80%.

Chi vào quốc phòng chiếm 8,3%.

(Quốc phòng của Mỹ chiếm 57% tổng ngân sách).

Kế hoạch năm 1960: Đồng chí Lý Phú Xuân nói:

Để tiếp tục nhảy vọt, kinh tế Trung Quốc lấy nông nghiệp làm nền tảng, công nghiệp làm chủ chốt, kết hợp việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với việc phát triển nhanh chóng nông nghiệp. Đối với kinh tế quốc dân, nông nghiệp là cực kỳ quan trọng. Nông nghiệp phát triển nhanh thì vừa làm cho công nghiệp nhẹ phát triển càng nhanh, lại vừa đảm bảo việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nhanh hơn nữa.

Đồng thời với việc phát huy tính hơn hẳn của công xã nhân dân, thì phải đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất của nông nghiệp.

Về máy cày và thủy lợi: Từ năm 1959 trở đi sẽ tranh thủ:

Trong bốn năm giải quyết phần nhỏ diện tích, trong bảy năm giải quyết phần lớn diện tích, trong mười năm căn bản giải quyết xong.

Năm nay sẽ thực hiện hơn sáu triệu năm mươi vạn mẫu tây cày bằng máy và hơn mười ba triệu mẫu tưới nước bằng máy. Bốn năm đợt đầu, cải tiến nông cụ và nửa cơ giới hóa là chính. Để làm cho nông nghiệp phát triển nhanh, các ngành như công nghiệp, vận tải, mậu dịch, ngân hàng, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế đều phải ra sức góp phần xứng đáng của mỗi ngành.

Sản xuất nông nghiệp: - Lương thực là chính. Đồng thời phải đảm bảo hoa màu và các cây công nghiệp như bông, chè, thuốc lá, v.v..

Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề cá, chăn nuôi và các nghề phụ khác. Phải phát động một phong trào nuôi lợn; so với năm ngoái, năm nay số lợn sẽ tăng 35%; lương thực tăng 12%, trồng cây gây rừng hơn mười ba triệu mẫu tây.

Công nghiệp: - Tổng giá trị 210.000 triệu đồng (hơn năm ngoái 29%).

Xây dựng cơ bản: - Tổng giá trị 32.500 triệu đồng, trong số đó:

- Công nghiệp chiếm hơn 58%.

- Vận tải chiếm hơn 21%.

- Nông nghiệp chiếm hơn 12%.

- Thương nghiệp chiếm hơn 1,3%.

- Văn hóa giáo dục chiếm hơn 3,5%.

Sản xuất công nghiệp nặng trị giá 127.000 triệu đồng (hơn năm ngoái 32%).

Sản xuất công nghiệp nhẹ trị giá 83.000 triệu đồng (hơn năm ngoái 24%).

Thương nghiệp bán lẻ: 72.500 triệu đồng (hơn năm ngoái 14%).

Năng suất lao động: Ngành công nghiệp tăng 25%.

Ngành vận tải tăng 20%.

Khắp các ngành đang sôi nổi thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Phong trào cải tiến kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm phát triển rất mạnh. Vì tư tưởng thông suốt và tinh thần phấn khởi, cho nên người lao động có một tác phong mới, rất cao quý, tức là việc khó thì giành cho mình, việc dễ thì nhường cho bạn. Khẩu hiệu "nhiều, nhanh, tốt, rẻ" thực hiện khắp các ngành, các nghề. Kế hoạch quý I đã hoàn thành vượt mức, so với quý I năm ngoái tăng 80%. Bước tiến nhảy vọt ngày càng cao và càng vững chắc.

Cuối cùng, đồng chí Lý Phú Xuân nhắc nhở rằng bọn đế quốc và lũ tay sai thường âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Cho nên mọi người phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác.

L.T.

---------------------

Báo Nhân Dân, số 2212, ngày 8-4-1960, tr.2.


[1]. Một đồng nhân dân tệ bằng một đồng tám hào năm xu tiền Việt Nam.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.