Nước ta có thi đua ái quốc. Trung Quốc cũng có thi đua ái quốc. Xin kể vài kinh nghiệm thi đua nông thôn Trung Quốc, để đồng bào ta nghe.

Thi đua lấy tinh thn yêu nước làm gốc. Thi đua rộng và sâu. Thi đua nhà này với nhà khác, tổ này với tổ khác, làng này với làng khác. Trong một mùa, chia làm mấy đợt thi đua nhỏ, như cày bừa, chọn giống, bón phân, làm cỏ, gặt hái, nộp thóc thuế, v.v..

Trong chương trình thi đua, có kế hoạch chống lụt, hạn, sâu bọ. Nhờ vậy, tỉnh Hà Bắc tuy bị hạn, mà vẫn được mùa.

So với năm ngoái, số ruộng năm nay cày bừa thêm từ 1 đến 4 lần, cày sâu thêm một tấc. Kết quả là thu hoạch nhiều hơn mức đã định.

Mùa gần xong, thì kiểm tra, so sánh, tổng kết kinh nghiệm, và chuẩn bị thi đua mùa sau.

Thi đua không những thêm mức thu hoạch của nhân dân, mà còn nâng cao trình độ kỹ thuật, tổ chức và chính trị của nhân dân nữa. Thí dụ: Huyện Đại Danh (Hà Nam) ngoài 14.500 tổ đổi công, còn có 180.000 nông dân tham gia thi đua. Trong công cuộc chống Mỹ, giúp Triều, nông dân rất hăng hái.

Lãnh đạo thi đua là nông hội, còn Ủy ban và các đoàn thể địa phương thì ra sức giúp.

Việc anh em Trung Quốc làm được, thì ta nhất định cũng làm được.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 27, ngày 1-10-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr.201.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.