Đó là đồng chí Là Khắc Hiền, người Trung Quốc hiện công tác trong quân chí nguyện ở Triều Tiên. Một tối, 80 thương binh về một cái hang; đi đường đã lâu, ai cũng đòi đi đái. Hang tối om, đèn không có, đồng chí Hiền mò ra mặt trận, lượm hộp sắt lính Mỹ bỏ lại, phát cho thương binh. Rồi lại mò ra rừng kiếm củi đốt thay đèn. Thương binh đòi đại tiểu, đồng chí Hiền cứ hai tay hai mũ chuyển đổ ra ngoài, như thế suốt đêm.

Sáng hôm sau, đồng chí Hiền lại mò ra mặt trận, nhặt nhạnh những vỏ đồ hộp quân địch bỏ lại, đưa về hang, cái to thì làm thau rửa mặt, cái bé thì làm bát đĩa, cái dài thì làm gáo múc nước, cái ngắn thì làm ống nhổ đờm. Thế là thương binh đủ đồ dùng.

Không quản máy bay, đồng chí Hiền lên núi hái củi để nấu nước cho thương binh tắm rửa. Trời rét như cắt, đồng chí Hiền vẫn cố giặt hết áo quần cho anh em.

Nhiều lần đồng chí Hiền phải trèo đèo lội suối, đi hàng chục cây số, cõng thương binh về trạm.

Một hôm, trạm bị bom, máy bay liệng bên trên, lửa cháy bên dưới. Đồng chí Hiền cởi áo trùm lên đầu, xông vào khói lửa, cõng 11 thương binh ra khỏi nhà, rồi lại cõng vào hầm trú ẩn, băng bó cho anh em. Thương binh cảm động quá, vừa khóc vừa hứa: “Hễ chúng tôi đỡ, chúng tôi quyết lại ra trận diệt giặc, để trả ơn Tổ quốc, và trả ơn “Mẹ””.

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 56, ngày 1-5-1952, tr.3.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.