Đó là một câu thơ cổ, “Từ xưa, ít người sống đến 70 tuổi”. Sự thật thì nhiều người sống đến 70 và hơn nữa.

Chúng ta đều biết cụ Quận (một bần nông Công giáo, quê ở Khu IV) năm nay thọ 121 tuổi.

Trường đại học Kháccốp (Liên Xô) cho biết rằng: Ở Liên Xô hiện nay có 3.708 cụ thọ từ 100 đến 110 tuổi và 717 cụ ngoài 110 tuổi.

Cụ bà Pờrôvôxina và cụ bà Côlicôva - 145 tuổi.

Cụ ông Kivarốp - 143 tuổi, vợ cụ 120 tuổi và cô con gái của cụ là 100 tuổi.

Cụ ông Gabidavili - 139 tuổi, v.v..

Khi các nhà khoa học hỏi các cụ về “thuật trường sinh”, các cụ đều trả lời: Cả đời các cụ thích lao động, không hút thuốc và không uống rượu nhiều, mùa Xuân cũng như mùa Đông, các cụ luôn luôn sống ở nơi không khí tốt.

Bà con ta ai muốn sống hơn 36.000 ngày, thì hẵng học theo cách sinh hoạt giản dị và cần cù như các cụ. Vậy có thơ rằng:

Xa xỉ thì nhiều bệnh,

Cần kiệm thì sống lâu.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 367, ngày 4-3-1955, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.364.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.