Từ ngày 1-9, các trường học đã bắt đầu khóa 1955-1956.

So với năm 1954-1955, thì năm nay số trường học cũng như số học trò đều tăng thêm nhiều.

Các trường cao đẳng có hơn 289.000 học trò.

Các trường trung học có hơn 582.000 học trò.

Các trường tiểu học có hơn 17.300.000 học trò.

Số thầy giáo cũng tăng thêm: Trung học thêm 10.000 người.

Tiểu học thêm 130.000 người.

Về cao đẳng, ngoài 188 trường cũ, nay mới mở thêm 7 trường chuyên môn mới:

Trường Máy cày ở Trường Sa,

Trường Thủy lợi ở Vũ Hán,

Trường Bưu điện ở Bắc Kinh,

Trường Ngoại giao ở Bắc Kinh,

3 trường sư phạm ở Trường Sa, Sơn Đông và Bắc Kinh.

Để chuẩn bị cán bộ cho kế hoạch 5 năm thứ 2, các trường công nghiệp mở thêm 17 khóa chuyên môn.

Thành phố Bắc Kinh mở thêm ở những nơi nhiều nhân dân lao động 13 trường trung học với 15.000 học trò, phần đông là con em công nhân và nông dân.

Ở các trường, chương trình dạy và học đều liên hệ chặt chẽ với kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Năm nay, nhiều học trò tốt nghiệp trung học và cao đẳng, tiểu học trở về nông thôn tham gia sản xuất.

Điều kiện nước ta và Trung Quốc nhiều chỗ giống nhau, cho nên cơ quan giáo dục ta nên nghiên cứu và lợi dụng kinh nghiệm giáo dục của Trung Quốc, nó sẽ giúp ta phát triển giáo dục khỏi phải đi đường vòng.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 567, ngày 21-9-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.146-147.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.