Hôm 27-8, tòa án nhân dân Quảng Đông (Trung Quốc), đã xử 1, 2 năm tù hoặc đuổi ra khỏi Trung Quốc 12 người cha cố Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Gia Nã Đại, Bồ Đào Nha. Tội trạng: Chúng mượn tiếng lập nhà nuôi trẻ con làm phúc, sự thực là giết hại trẻ con. Thí dụ:

Nhà nuôi trẻ ở huyện La Định thành lập đã 30 năm. Cố Cam khai rằng đã nhận 4.500 trẻ, nhưng chỉ nuôi sống độ 300 trẻ. Nhưng người công nhân phụ trách chôn xác trẻ lại khai rằng từ 1945 đến 1950, anh ấy đã chôn hơn 5.000 trẻ.

Ở nhà nuôi trẻ Thiều Quan, trong 49 trẻ sống sót, có 33 trẻ bị mù mắt, 5 trẻ bị què chân. Để cho trẻ con khỏi khóc đêm, các bà Phước khuấy gạo vào rượu rồi cho chúng ăn cho say. Đêm, chuột bâu lại ăn gạo, cắn sứt cả tai, mũi, mặt mày trẻ con. Những trẻ hơn 7, 8 tuổi, thì ăn rất khổ, làm rất khổ. Các bà Phước nói: “Nuôi gà lấy trứng, nuôi chó giữ nhà”.

“Trẻ không bằng gà chó, thì bà không nuôi”.

Tính ra mỗi năm, mỗi cha cố chi tiêu cho cá nhân mình bằng một nửa số tiền chi tiêu cho cả nhà nuôi trẻ.

Ngoài ra, họ còn làm tay sai cho các sở mật thám các nước.

Những chứng cớ trên đều do giáo dân thu góp, trình lên Chính phủ, và yêu cầu Chính phủ trừng trị những kẻ mượn tiếng Đạo, làm nhục Chúa, làm hại dân.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 30, ngày 25-10-1951, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.