Thái Lan xưa nay theo phe Mỹ. Nhưng hôm 19-11, báo Mỹ đăng tin: “Mỹ và các nước phe Mỹ lo ngại rằng: Dù thủ lĩnh Chính phủ Thái thật lòng theo phương Tây, nhưng xu hướng trung lập ngày càng lan rộng trong nhân dân và trong đám quan lại Thái. Đó là vì:

- Đảng Cộng sản Thái hoạt động mạnh.

- Trung Quốc và Mỹ trực tiếp đàm phán ở Giơnevơ.

- Các nước Ấn Độ, Nam Dương, Diến Điện đều chủ trương trung lập.

- Thái không dám chắc như trước: phe nào sẽ thẳng, do đó, Thái lo rằng sẽ bị rơi lại sau và ở vào một địa vị rất không lợi.

Vả lại hàng hóa Trung Quốc bán vào Thái ngày càng nhiều. Hàng tốt mà giá lại rẻ. Sách báo Trung Quốc đưa vào Thái, làm cho người ta có ấn tượng sâu sắc. Những sách báo ấy in và vẽ rất đẹp, chỉ nói những thành tích xây dựng kinh tế và văn hóa, không hề nói đến chủ nghĩa cộng sản”.

Báo Mỹ viết tiếp: “Những điều đó đã làm cho thủ tướng Thái cũng phải có thái độ mới, như thủ tướng đã nói: Buôn bán với Trung Quốc không có gì là không hợp với pháp luật quốc tế... Nếu Trung Hoa được mời vào Hội Liên hợp quốc, thì Thái Lan cũng sẽ thừa nhận Trung Hoa...”.

Tin tức này càng chứng tỏ rằng: kinh tế Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh, do đó mà địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng vững, càng cao.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 639, ngày 2-12-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.