Ta thi đua ái quốc, anh em Trung Hoa cũng thi đua ái quốc. Sau đây là vài kinh nghiệm thi đua ở Trung Hoa.

Thi đua ở Trung Hoa nhằm 3 mục đích: chống Mỹ giúp Triều, giữ gìn Tổ quốc, xây dựng Tổ quốc.

Đảng và chính quyền thì có kế hoạch vận động, lãnh đạo, kiểm tra, nâng cao tinh thần hăng hái của dân.

Nhân dân thì do thi đua mà tự giáo dục mình và đoàn kết thêm chặt chẽ. Họ thực hành lời hứa: Tổ quốc cần gì, chúng tôi quyên nấy. Ở nông thôn, hơn 50 phần 100 dân, ở các thành thị lớn, 60 đến 90 phần 100 dân tham gia thi đua.

Các giới công nghiệp và thương nghiệp thi đua nộp thuế. Họ tổ chức những cuộc rước: hàng nghìn hàng vạn người, cờ trống kéo trước, tiền thuế đi sau, đưa đến nộp cho Chính phủ.

Công nhân 15 nhà máy ở Bắc Kinh thi đua trong nửa năm mà tiền lãi đủ mua giúp Chính phủ 61 chiếc máy bay chiến đấu.

Nông dân thi đua trồng trọt. So với năm ngoái, nhiều nơi bông và lúa tăng từ 15 đến 20 phần 100.

Nhiều thanh niên dán chương trình thi đua dưới ảnh Mao Chủ tịch. Mỗi ngày họ nhìn ảnh và nói: “Tôi xin hứa với Chủ tịch năm nay tôi cố gắng tiến bộ hơn nữa, sản xuất vượt mức nhiều hơn nữa”.

Đồng bào Việt Nam ta hãy thi đua với anh em Trung Hoa xem nào!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 36, ngày 13-12-1951, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.