Các cơ quan kinh tế tài chính Hoa Đông (Trung Quốc) đã làm cuộc vận động tiết kiệm và làm rất có kết quả. Đại khái, họ làm cách thế này:

Trước tiên, giải thích cho mọi người trong các cơ quan hiểu rõ. Rồi khai hội nghị toàn thể cán bộ để đặt kế hoạch chung và cử một ủy ban tiết kiệm chung. Sau đó, cán bộ phụ trách mỗi cơ quan khai hội toàn thể nhân viên trong cơ quan mình, để bàn định kế hoạch riêng của cơ quan. Ban đầu, chỉ nhằm vào tiết kiệm 5 thứ: nước, đèn điện, điện thoại, giấy mực, phí tổn các cuộc khai hội. Mọi người trong cơ quan đều kiểm tra, nghiên cứu, đề nghị, rồi định tiết kiệm 20 phần 100 ngân sách đã định, và 60 phần 100 số chi phí bình quân trong 4 tháng vừa qua. Thí dụ: giy thì không in và không đánh máy thừa nhiều bản, không dùng giấy quá tốt, không làm hao, không để thừa, v.v.. Chỉ một khoản ấy, mỗi tháng đã tiết kiệm được 380 vạn đồng nhân dân tệ[1]. Theo kinh nghiệm đó, các bộ phận trong cơ quan, từ bộ trưởng đến người nấu bếp, đều thi đua.

Cách làm là: Gây tinh thần quý trọng của công, phản đối lãng phí; cán bộ cao cấp làm gương mẫu; đi đúng đường lối quần chúng.

C.B.

-----------

[1] Tiền Trung Quốc (TG).

- Báo Nhân Dân, số 45, ngày 14-2-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.316.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.