Nhân dân Pháp rất hăng hái chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các đoàn thể dân chủ Pháp đều lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đòi quân đội thực dân rút khỏi nước ta. Nhiều người vì đấu tranh mà bị bắt, bị giam, bị đuổi. Thí dụ: Chị Raymông Điêng, vì nằm ra đường để ngăn xe lửa chở vũ khí, mà bị giam mất 10 tháng. Anh Hăngri Máctanh, vì hô hào bạn đồng ngũ không sang đánh Việt Nam, mà bị 5 năm cấm cố.

Nhân dân các thuộc địa Pháp cũng hăng hái ủng hộ kháng chiến ta. Thí dụ: Công nhân bến tàu Ôrăng đã nhiều lần bãi công, không khuân vác vũ khí xuống những chiếc tàu sang Việt Nam. Từ hôm 20-11, họ lại bãi công. Bãi công thì mất tiền lương, họ và vợ con họ đói khổ. Nhưng vì tinh thn quc tế, họ vẫn vui lòng hy sinh.

Đại biểu ta sang thăm Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, và các nước bạn khác, đi đến đâu cũng được nhân dân các nước đó nhiệt liệt hoan nghênh. Nghe tin ta thắng lợi, họ vui mừng như là thắng lợi của họ. Trong các cuộc biểu tình, nhân dân các nước bạn đã rước ảnh Hồ Chủ tịch cùng với ảnh các lãnh tụ của họ. Công nhân, nông dân, công chức, học sinh, phụ nữ, nhi đồng các nước thường gửi thư thăm và mừng các chiến sĩ ta. Đó đều là tinh thn quc tế.

Do ta kháng chiến anh dũng, tinh thn quc tế của nhân dân thế giới đối với ta ngày càng mặn mà. Tinh thn quc tế ấy làm cho ta càng kiên quyết kháng chiến cho đến hoàn toàn thắng lợi.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 44, ngày 7-2-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.314-315.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.