Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở, suy tư về nhiệm vụ chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng Tây Nguyên (nơi Người chưa có dịp trực tiếp đến thăm); đáp lại ân tình đó, đồng bào vùng Tây Nguyên luôn kính trọng, thương yêu Bác Hồ. Thời gian tới, cần thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm cải thiện đời sống người dân vùng Tây Nguyên theo đúng tinh thần, tâm nguyện của Bác, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáng 30/6, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu đã tới dâng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên Montreau ở thành phố Montreil thuộc ngoại ô Paris.
Sáng 10/6, tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 26/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khai trương triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khát vọng giải phóng dân tộc”. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người tại Pháp.
Những di tích cách mạng, kháng chiến luôn là điểm nhấn thú vị của du lịch Thủ đô. Một trong số đó là Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) - nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào mùa đông năm 1946.
Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm trọng tâm, thường xuyên của Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nhiều đơn vị đã có những cách làm hay, sáng tạo để không gian văn hóa đặc biệt này góp phần làm cho mỗi người dân thêm hiểu về sự nghiệp vĩ đại và thấm sâu tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, tạo nên nguồn sức mạnh của thành phố mang tên Bác.
Hơn 180 đại biểu là cán bộ chủ chốt toàn tỉnh và đại diện cho những tập thể, cá nhân điển hình tỉnh Gia Lai đã tổ chức dâng hoa báo công dâng Bác ngày 17/5.
Công trình Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang mang ý nghĩa chính trị đặc biệt, thể hiện tình yêu của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên vùng biển Tây Nam.
Sáng 9/5, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) trang trọng tổ chức lễ Thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô (9/5/1961-9/5/2024).
Sáng 8/4 tại Ngã 5 Đền Giếng, khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phối hợp tỉnh Phú Thọ tổ chức khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong”. Đây là công trình rất ý nghĩa được hoàn thành và bàn giao đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2024.
Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “...một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, Quảng Bình đẩy mạnh việc nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó tạo ra sự lan tỏa, góp sức chung tay xây dựng nông thôn.
Bám sát đặc điểm tình hình địa phương, các thôn, làng, xã ở huyện Ðắk Ðoa (Gia Lai) có những việc làm cụ thể, sáng tạo trong học tập và làm theo gương Bác. Chú trọng công tác tuyên truyền và đề cao lợi ích cộng đồng, những mô hình học và làm theo gương Bác ở Ðắk Ðoa ngày càng lan tỏa, phát huy hiệu quả.
Bạch Thông là huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn. Đây cũng là huyện đầu tiên ở Bắc Kạn có xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có được kết quả ấy, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước phải kể tới sự đóng góp, chung tay của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.