Đồng chí Hồ Chí Minh động viên nhân dân giành và giữ gìn nền độc lập. Các đồng chí đang lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên trên con đường của chủ nghĩa xã hội, trên con đường xóa bỏ việc người bóc lột người. Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã thành công ở chỗ tạo ra một nguồn sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến trong 50 năm và giành được chiến công vô cùng hiển hách trong lịch sử loài người.
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức những thắng lợi vĩ đại của Việt Nam khi Người kết hợp sự phân tích một cách khoa học với đường lối cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân mình, trên cơ sở vận dụng triệt để chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến cho ngày nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một đất nước thống nhất và vững mạnh sau khi đánh bại đế quốc Mỹ bằng chiến thắng ngày 30/4/1975 lịch sử.
Đồng chí Hồ Chí Minh là người phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin vào Đông Dương, người tổ chức, lãnh đạo, xây dựng và giáo dục Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Chiều 24/7, tại tỉnh Quảng Ninh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là sự vận dụng tổng hợp truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và quy luật chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, nhằm huy động tối đa sức mạnh, chuyển hóa lực lượng cho cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực hơn hẳn. Đó cũng là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng, độc đáo về phong cách lãnh đạo của Người - Đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.
Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa truyền thống đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc cũng như những tinh hoa của nhân loại; đồng thời vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó chính là cơ sở để đề ra và triển khai thực hiện đường lối đối ngoại, ngoại giao sắc sảo, sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo và toàn diện của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội được kế thừa và phát triển từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về một xã hội tiến bộ vì mục tiêu giải phóng và phát triển toàn diện con người, hướng tới những giá trị về bình đẳng, tự do, dân chủ. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, mà cốt lõi là ở quan điểm công bằng về cơ hội phát triển vẫn giữ nguyên giá trị và có vai trò định hướng quan trọng để chúng ta phấn đấu thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Trong sự nghiệp đổi mới, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng của Người, thông qua việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Là giáo viên dạy môn Địa lý, Lịch sử Trường trung học cơ sở Ngô Tất Tố (quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cô giáo trẻ Đặng Thị Duyên (trong ảnh) luôn tự trang bị kiến thức thông qua nghiên cứu tài liệu, sách báo để truyền tải bài giảng đến học sinh một cách sinh động.
Tại tỉnh Đồng Nai hiện có gần một triệu công nhân sinh sống và làm việc, cho nên công tác phát triển đảng trong đội ngũ này luôn được Tỉnh ủy quan tâm. Tuy nhiên, dù số lượng và chất lượng đảng viên là công nhân tại các doanh nghiệp ngày càng nâng lên, nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.
Ðã từ lâu, tôi cứ suy nghĩ: Bác Hồ là nhà lý luận chính trị đặc biệt, nổi trội về giá trị, tư tưởng so với bình thường; không phải lý luận kinh viện, mà là lý luận thực hành. Suy nghĩ ấy làm tôi muốn hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, để hành động tốt hơn khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Ở tuổi 80, GS, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Ðức (trong ảnh), vẫn ham mê nghiên cứu và sáng tạo. Năm 2010, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ với cụm công trình "Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam". Với 55 năm giảng dạy, đào tạo đại học, trong đó có 30 năm nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn và báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Ðức bộc bạch: Tôi vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu về Bác...