giải thưởng

Nhà khoa học được trao giải thưởng "Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN"

Nhà khoa học được trao giải thưởng "Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN"

Hơn 60 năm gắn bó với khoa học, dấu chân đã in hằn hầu hết các cánh rừng Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên đến mũi Cà Mau, GS, TSKH Ðặng Huy Huỳnh (trong ảnh), gần 70 năm tuổi Ðảng, đã có gần 170 công trình khoa học và hàng chục cuốn sách chuyên khảo về động vật, thực vật, sinh thái môi trường. Những đóng góp của ông đã được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học cao quý và vinh dự là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN.
Niềm vui khi được cống hiến

Niềm vui khi được cống hiến

Gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ba năm qua, cấp ủy các cấp ở tỉnh Tây Ninh lồng ghép các hình thức, nâng cao hiệu quả công tác. Qua đó, nhân lên những điển hình trong học tập và làm theo Bác Hồ, đồng thời ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên.
Nhiều mô hình phụ nữ giúp nhau hiệu quả ở Ðà Nẵng

Nhiều mô hình phụ nữ giúp nhau hiệu quả ở Ðà Nẵng

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được phụ nữ thành phố Ðà Nẵng triển khai thực hiện và đạt được kết quả tốt, giúp đỡ nhiều người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Ðảng viên trẻ ở thành phố mang tên Bác

Ðảng viên trẻ ở thành phố mang tên Bác

Các đảng viên trẻ là công nhân viên chức - lao động của TP Hồ Chí Minh luôn đi đầu, dám nghĩ dám làm, không ngừng học hỏi đưa ra sáng kiến, ý tưởng sáng tạo mang lại hiệu quả cho đơn vị và cộng đồng xã hội. Họ luôn khẳng định là lực lượng tiên phong, góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Nhà toán học dành tiền thưởng hỗ trợ học sinh nghèo

Nhà toán học dành tiền thưởng hỗ trợ học sinh nghèo

Là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, từng đặt chân đến khoảng 30 quốc gia trên thế giới để dự hội nghị, hội thảo và giảng bài nhưng GS, TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là người sống rất giản dị. Ông đã dành toàn bộ tiền thưởng của mình để giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi ở quê nhà Điện Bàn, Quảng Nam.
Người “mở đường” sản xuất vaccine Việt Nam

Người “mở đường” sản xuất vaccine Việt Nam

Ở tuổi 88, mỗi tuần hai lần, GS, TSKH Hoàng Thủy Nguyên vẫn đi xe lăn đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm việc. Hơn 60 năm gắn bó với nghề, cho đến tận bây giờ, ông luôn trăn trở làm thế nào tìm ra những loại vaccine mới, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người dân, nhất là những em nhỏ.
Người gieo mầm xanh trên đất lúa

Người gieo mầm xanh trên đất lúa

“Nhà khoa học của nông dân”, “Người gieo mầm xanh trên đất lúa” là những cụm từ mà người dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) yêu mến dành cho PGS, TS Trần Thị Cúc Hòa, Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học Viện lúa ĐBSCL. Gần 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, bà đã gắn bó cùng cây lúa với khát khao lai tạo ra những giống mới ít sâu bệnh, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để hạt gạo Việt Nam có thể vững vàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nữ tiến sĩ say nghề

Nữ tiến sĩ say nghề

Hơn 20 năm nghiên cứu các loại sơn đặc chủng chuyên dùng chống ăn mòn các công trình kết cấu thép, PGS, TS Nguyễn Thị Bích Thủy, nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải), giảng viên Khoa Công trình, Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải luôn tâm huyết với nghề. Nhiều công trình của chị được ứng dụng hiệu quả trong chế tạo vật liệu mới và công nghệ bảo vệ các công trình giao thông.
Người đi tìm vaccine cho trẻ

Người đi tìm vaccine cho trẻ

Mười sáu năm dồn trí tuệ, tâm lực nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng vaccine phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em (Rotavin) do PGS, TS Lê Thị Luân làm Chủ nhiệm đề tài đã được cấp phép lưu hành trong cả nước. Sản phẩm khoa học này đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á và thứ tư thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy.
"Dũng Thiên Phước" làm phước

"Dũng Thiên Phước" làm phước

Nằm sát chân núi Cô Tiên, bên đường Phạm Văn Ðồng dẫn vào thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Lữ quán Thiên Phước có nhiều điểm thật đặc biệt. Quán có dáng dấp một con tàu neo bên những lô-cốt vững chãi, khách ngồi nghe tiếng sóng vỗ ngay dưới chân mình.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Chuyện về một người nuôi tôm giỏi

Chuyện về một người nuôi tôm giỏi

Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Hạnh phúc khi cứu những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo

Hạnh phúc khi cứu những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo

GS, TS Nguyễn Thanh Liêm, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý "Nhân tài đất Việt, năm 2012" với cụm công trình "Nghiên cứu phẫu thuật nội soi trẻ em". Ðây là một hành trình phấn đấu không mệt mỏi của GS để giành lại sự sống cho các em không may mắc bệnh hiểm nghèo...
"Còn sức khỏe, tôi còn nghiên cứu về Bác Hồ"

"Còn sức khỏe, tôi còn nghiên cứu về Bác Hồ"

Ở tuổi 80, GS, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Ðức (trong ảnh), vẫn ham mê nghiên cứu và sáng tạo. Năm 2010, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ với cụm công trình "Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam". Với 55 năm giảng dạy, đào tạo đại học, trong đó có 30 năm nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn và báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Ðức bộc bạch: Tôi vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu về Bác...
"Tôi học Bác Hồ đức tính kiên trì và nhẫn nại"...

"Tôi học Bác Hồ đức tính kiên trì và nhẫn nại"...

Do tai nạn nghề nghiệp mà tay phải đeo bàn tay giả, còn bàn tay trái cầm nắm rất khó khăn, nhưng hơn 20 năm nay ông vẫn không ngừng sáng tạo khoa học. Ðó là GS,TS Trần Ðức Thiệp (cùng với GS,TS Nguyễn Văn Ðỗ) vinh dự được trao tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2011 với công trình "Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và các phản ứng hạt nhân".