Tối 18/10, tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm, làm việc với huyện Kim Bôi, 65 năm ngày thành lập huyện Kim Bôi và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Tối 18/9, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật giới thiệu chân dung âm nhạc Nhạc sĩ Trần Kiết Tường với chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” tại Nhà hát Thành phố, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Trần Kiết Tường, đồng thời nhằm tri ân những đóng góp của ông với nghệ thuật nước nhà.
Sự kiện trao tặng các bức tranh nano airpurity tích hợp "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" để tuyên truyền, lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã góp phần làm cho "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" tại địa phương thêm đa dạng, phong phú, sáng tạo, gần gũi với các tầng lớp nhân dân. Điều này hứa hẹn sẽ có thêm sự chung tay của nhiều giới, nhiều đơn vị.
Cái tên Việt Nam - Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với hết thảy những ai chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới cùng tất cả các hình thức bóc lột và phân biệt chủng tộc.
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức những thắng lợi vĩ đại của Việt Nam khi Người kết hợp sự phân tích một cách khoa học với đường lối cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân mình, trên cơ sở vận dụng triệt để chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến cho ngày nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một đất nước thống nhất và vững mạnh sau khi đánh bại đế quốc Mỹ bằng chiến thắng ngày 30/4/1975 lịch sử.
Đến với thành phố Phú Quốc, được mệnh danh là “đảo ngọc” ở tỉnh Kiên Giang ngày nay, du khách không chỉ được trải nghiệm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mà còn có cơ hội được tham quan, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công trình Tượng đài Bác Hồ và Nhà trưng bày về thân thế, sự nghiệp của Người mới được khánh thành.
Nhà báo Carlos Aznares cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên tính thời sự.
Công trình Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang mang ý nghĩa chính trị đặc biệt, thể hiện tình yêu của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên vùng biển Tây Nam.
Sáng 8/4 tại Ngã 5 Đền Giếng, khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phối hợp tỉnh Phú Thọ tổ chức khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong”. Đây là công trình rất ý nghĩa được hoàn thành và bàn giao đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2024.
Ngày 18/1, tại Khu lưu niệm Bác Hồ - đồi cây Bạch Thạch, xã Đào Xá, Đảng bộ huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác về thăm xã Vinh Quang (nay là xã Đào Xá).
Không khuất phục trước nghèo khó, thương binh Phạm Thanh Xuân làm theo lời Bác Hồ dạy, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Sau nhiều năm phấn đấu, ông Xuân trở thành tỷ phú nuôi ong có tiếng ở tỉnh miền núi Lào Cai.
Học Bác là để làm tốt công việc của chính mình, hướng đến lợi ích cộng đồng, tập thể. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị ở huyện miền núi, biên giới Lộc Ninh (Bình Phước), nhận thức đó được cụ thể hóa thành hành động để mỗi cá nhân, đơn vị chọn việc thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, nhân lên những mô hình hay, tấm gương tiêu biểu.
Vốn năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn, với những người thợ trẻ ở Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau (Tổng công ty Ðiện lực Dầu khí Việt Nam), học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tận tâm, bền bỉ, tạo ra nhiều sáng kiến có giá trị ứng dụng, đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Từ xưa đến nay, hình ảnh, tấm gương và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần trong lòng mỗi người dân ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên đều nêu cao trách nhiệm với người dân, người dân đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
“Nhà khoa học của nông dân”, “Người gieo mầm xanh trên đất lúa” là những cụm từ mà người dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) yêu mến dành cho PGS, TS Trần Thị Cúc Hòa, Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học Viện lúa ĐBSCL. Gần 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, bà đã gắn bó cùng cây lúa với khát khao lai tạo ra những giống mới ít sâu bệnh, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để hạt gạo Việt Nam có thể vững vàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.