Niềm kính trọng của nhân dân thế giới tưởng nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu hiện một cách sinh động bằng cuộc đời và sự nghiệp của Người tiếp tục là tấm gương vĩ đại cho tất cả những ai đang đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, của chủ nghĩa đế quốc, những kẻ hiện đang gây ra những tội ác cho loài người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, người sáng lập và cổ vũ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, nhà quốc tế chủ nghĩa lêninnít, nhà cách mạng bất khuất, người đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì tự do của các dân tộc bị áp bức.
Cụ Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ và anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, 79 tuổi, là nhà cách mạng đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân đội của ba đế quốc, thực dân lớn, rất mạnh về quân sự trên thế giới là Pháp, Nhật và Mỹ.
Chúng ta hãy học và làm cho các thế hệ mới hiểu rõ cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như một thiên anh hùng ca, trong cuộc đời Người diễn ra những giờ phút vĩ đại nhất của lịch sử về một dân tộc chiến đấu cho tự do. Và trong cuộc đời của Người đã được tập trung tất cả những phẩm giá cao quý nhất của con người, những phẩm giá mà cái xã hội và chế độ đế quốc chủ nghĩa luôn luôn muốn phá huỷ.
Là người cộng sản chân chính, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm rõ và thấu hiểu nỗi đau mất quyền con người của dân tộc Việt Nam cũng như am tường về sự giả dối khi thực hiện quyền con người của chế độ thực dân, đế quốc. Người đã dành cả cuộc đời, sự nghiệp của mình để đấu tranh cho quyền con người thật sự của nhân dân Việt Nam và cho cả nhân loại.
Ngày 26/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khai trương triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khát vọng giải phóng dân tộc”. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người tại Pháp.
Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm trọng tâm, thường xuyên của Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nhiều đơn vị đã có những cách làm hay, sáng tạo để không gian văn hóa đặc biệt này góp phần làm cho mỗi người dân thêm hiểu về sự nghiệp vĩ đại và thấm sâu tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, tạo nên nguồn sức mạnh của thành phố mang tên Bác.
Hơn 60 năm gắn bó với khoa học, dấu chân đã in hằn hầu hết các cánh rừng Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên đến mũi Cà Mau, GS, TSKH Ðặng Huy Huỳnh (trong ảnh), gần 70 năm tuổi Ðảng, đã có gần 170 công trình khoa học và hàng chục cuốn sách chuyên khảo về động vật, thực vật, sinh thái môi trường. Những đóng góp của ông đã được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học cao quý và vinh dự là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN.
Ngày 25-11-1970, trong niềm tiếc thương vô hạn, với lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo nguyện vọng của toàn Đảng và toàn dân ta, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 206-NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, từng đặt chân đến khoảng 30 quốc gia trên thế giới để dự hội nghị, hội thảo và giảng bài nhưng GS, TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là người sống rất giản dị. Ông đã dành toàn bộ tiền thưởng của mình để giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi ở quê nhà Điện Bàn, Quảng Nam.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tấm gương giữ gìn đạo đức và đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. So với các lãnh tụ khác trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều về đạo đức về những tiêu chuẩn đạo đức của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên... như trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần đoàn kết quốc tế...
1. Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Ðông đảo quan chức chính quyền thành phố và người dân địa phương đã dự buổi lễ. Quốc kỳ hai nước tung bay trong gió, mọi người cùng hát vang Quốc ca hai nước trong một buổi chiều Nam Mỹ trời xanh cao vời vợi, nắng vàng rực rỡ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng ông Ê-đu-ác-đô Vin-la, Phó Tổng thư ký Bộ Bảo vệ môi trường và Các công trình công cộng Thủ đô Buenos Aires cùng nhau đặt viên đá, chính thức xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.