Thông qua một cuộc thi, Đảng ủy thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) với cách làm hiệu quả, thiết thực đã giúp quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên có thêm điều kiện thuận lợi để học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Thông qua đây, nhiều mô hình liên quan cuộc đời hoạt động cách mạng của Người được các chi bộ, đảng viên sáng tạo, thiết kế với lòng yêu kính vô hạn.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro.
Về sứ mệnh, nhiệm vụ của công đoàn, Người nêu rõ: “Nhiệm vụ của công nhân và công đoàn hiện nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn thế, công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Đảng và Nhà nước đề ra”.
Sinh thời, Bác Hồ đã sớm nhận thấy vị thế của ngành than là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo bước đà cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, giàu đẹp. Chính vì thế, Người đã luôn chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho vùng mỏ nói chung, ngành than nói riêng.
Bằng nhiều hình thức, mô hình và cách làm sáng tạo, thời gian qua, Công đoàn Thừa Thiên Huế chăm lo có hiệu quả lợi ích đoàn viên, người lao động. Hành động thiết thực này đã góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh vững mạnh.
Qua ba năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của từng cán bộ, đảng viên, nhân viên. Nhờ đó duy trì được không khí thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng.
Say mê nghiên cứu khoa học, đồng cảm với nỗi vất vả của nông dân, Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh) Trần Thị Thúy Anh cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm có tính ứng dụng cao, hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông nghiệp sạch.
Tại tỉnh Đồng Nai hiện có gần một triệu công nhân sinh sống và làm việc, cho nên công tác phát triển đảng trong đội ngũ này luôn được Tỉnh ủy quan tâm. Tuy nhiên, dù số lượng và chất lượng đảng viên là công nhân tại các doanh nghiệp ngày càng nâng lên, nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.
Các đảng viên trẻ là công nhân viên chức - lao động của TP Hồ Chí Minh luôn đi đầu, dám nghĩ dám làm, không ngừng học hỏi đưa ra sáng kiến, ý tưởng sáng tạo mang lại hiệu quả cho đơn vị và cộng đồng xã hội. Họ luôn khẳng định là lực lượng tiên phong, góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Mười sáu năm dồn trí tuệ, tâm lực nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng vaccine phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em (Rotavin) do PGS, TS Lê Thị Luân làm Chủ nhiệm đề tài đã được cấp phép lưu hành trong cả nước. Sản phẩm khoa học này đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á và thứ tư thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy.
Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).
Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, đảng viên trẻ Nguyễn Hữu Hùng xây dựng cho mình cách làm việc khoa học, học sâu, hỏi kỹ, nắm chắc từng việc cụ thể, tính toán cẩn thận để đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp, góp phần mang lại lợi nhuận cao cho công ty, cải thiện đời sống và thu nhập của người lao động.
Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".
Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Ở tuổi 63, chị vẫn ngược xuôi như con thoi. Do vậy phải liên hệ mãi mới được gặp chị. Chọn một nơi không gian thật yên tĩnh, tôi xin phép được viết về chị, bởi có quá nhiều điều muốn nói về chị, một bác sĩ đa khoa, nhưng giờ đây hàng nghìn người bệnh nghèo tỉnh Khánh Hòa đều biết và thầm gọi chị là "chị nuôi". Ðó là bác sĩ Phan Thị Kim Túy, Chi hội trưởng Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo y tế Khánh Hòa.