no ấm

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước kiến tạo, phục vụ hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước kiến tạo, phục vụ hiện nay

Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa và văn nghệ sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa và văn nghệ sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… của con người, mà còn quy tụ, cổ vũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng sáng tạo và cống hiến tri thức, tinh thần cho Tổ quốc và nhân dân.
Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh

Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh

Năm 1999, Nhà xuất bản Trẻ thành lập tủ sách “30 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ”. Ban đầu, tủ sách gồm các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sau, bổ sung nhiều đầu sách do các tác giả uy tín viết về Bác. Năm 2006, Nhà xuất bản Trẻ đổi tên tủ sách thành “Di sản Hồ Chí Minh” và phát hành thêm những bản thảo có giá trị. Qua một phần tư thế kỷ, tủ sách ý nghĩa này đã xuất bản được hơn 60 tựa với gần 600.000 bản in.
Nêu gương từ những việc đời thường

Nêu gương từ những việc đời thường

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “...một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, Quảng Bình đẩy mạnh việc nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó tạo ra sự lan tỏa, góp sức chung tay xây dựng nông thôn.
Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm theo lời Bác

Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm theo lời Bác

Bằng nhiều hình thức, mô hình và cách làm sáng tạo, thời gian qua, Công đoàn Thừa Thiên Huế chăm lo có hiệu quả lợi ích đoàn viên, người lao động. Hành động thiết thực này đã góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh vững mạnh.
Ý Đảng, lòng dân ở Thoại Sơn

Ý Đảng, lòng dân ở Thoại Sơn

Năm 2018, huyện Thoại Sơn (An Giang) là đơn vị đầu tiên trong tỉnh đạt chuẩn huyện nông thôn mới, sớm hơn hai năm so với mục tiêu Đảng bộ tỉnh An Giang đề ra. Đó là nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân. Ở đó vai trò đảng viên có ý nghĩa dẫn dắt phong trào làm trước, đi đầu.
Mỗi đơn vị, cá nhân chọn một việc làm ý nghĩa

Mỗi đơn vị, cá nhân chọn một việc làm ý nghĩa

Học Bác là để làm tốt công việc của chính mình, hướng đến lợi ích cộng đồng, tập thể. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị ở huyện miền núi, biên giới Lộc Ninh (Bình Phước), nhận thức đó được cụ thể hóa thành hành động để mỗi cá nhân, đơn vị chọn việc thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, nhân lên những mô hình hay, tấm gương tiêu biểu.
Người cựu chiến binh nêu gương tương thân tương ái

Người cựu chiến binh nêu gương tương thân tương ái

Thành thông lệ, cứ dịp cuối năm, bà con trong ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lại tề tựu về căn nhà của ông Phùng Minh Út, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã để dự lễ tưởng nhớ và tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các em nhỏ thì được nghe kể chuyện về Bác Hồ và truyền thống cách mạng ở địa phương. Kết thúc buổi lễ, điều mà bà con luôn được người cựu chiến binh nhắc nhở và khắc sâu trong lòng: Phải chăm lo cho người nghèo khó. Đó cũng chính là học tập Bác.
Người thương binh nhiệt huyết làm từ thiện

Người thương binh nhiệt huyết làm từ thiện

Sau nhiều năm nhiệt huyết với công việc từ thiện, mới đây ông Phùng Minh Út, cựu chiến binh ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ xuyên (Sóc Trăng) vinh dự được tham gia chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…
Những người nông dân với "tấc đất, tấc vàng"

Những người nông dân với "tấc đất, tấc vàng"

Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, vẫn thường dành thời gian về những miền quê, ra tận đồng ruộng gặp gỡ, động viên người nông dân chăm chỉ, cần cù, vượt qua khó khăn, nhất là những lúc thiên tai để làm chủ ruộng đồng, buộc mảnh đất cằn cỗi cũng phải nở hoa, kết trái…
Thuận Châu làm theo lời Bác dặn

Thuận Châu làm theo lời Bác dặn

Huyện Thuận Châu (Sơn La) trong quá khứ từng là thủ phủ của khu Tây Bắc. Tại đây, năm 1959, nhân kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Lời căn dặn năm xưa của Người được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu luôn ghi nhớ, thực hiện, góp phần mang lại những đổi thay lớn lao trên mảnh đất này.