NDO - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài truyền hình Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội, Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Netmedia và các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh” vào tối 18/5 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Được kết cấu gồm 3 chương, cuốn sách đem đến cho bạn đọc những thông tin khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là “người con” anh hùng của dân tộc Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và người thầy của cách mạng Việt Nam, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà hoạt động tiên phong của thời đại ngày nay, một người bạn chiến đấu thân thiết của các dân tộc đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ cứu nước, giải phóng dân tộc đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Mỗi thắng lợi mà nhân dân Việt Nam giành được đều gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với đường lối và chính sách đúng đắn mà Người đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam vạch ra, gắn liền với những lời dạy quý báu của Người về đấu tranh cách mạng.
Dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có Công an Thành phố đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Hôm nay, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Cả cuộc đời hiến dâng vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta di sản vô cùng to lớn và quý báu, trong đó có tư tưởng, đạo đức và tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng của Người.
Ngày 9/5, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Học viện Chính trị khu vực 4 (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức tọa đàm “Thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới”.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 7/2, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện bằng những việc làm thiết thực, gắn với công việc của từng cá nhân. Những tấm gương điển hình tiêu biểu đã ngày càng lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Nhiều năm qua, các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân TP Hồ Chí Minh luôn phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, phù hợp. Những việc làm theo Bác xuất hiện ngày càng nhiều và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Nữ y tá người dân tộc Xơ Đăng Hồ Thị Hiếu, Trạm trưởng y tế xã Trà Cang, huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam), không chỉ làm tốt công việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân ở xã vùng sâu, mà còn dũng cảm xóa bỏ những hủ tục nơi đây. Tâm niệm “thương người như thể thương thân” luôn thôi thúc chị khắc phục mọi khó khăn, trở ngại.
Khắc ghi lời thề Hippocrates và lời dạy "Lương y như từ mẫu" của Bác Hồ kính yêu, với tôi, cứu được một bệnh nhân thoát khỏi "lưỡi hái tử thần", chăm sóc cho bệnh nhân khỏe mạnh là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất. Ðó là tâm sự của bác sĩ Trương Thị Hồng Nga, Bệnh viện Ða khoa Sa Ðéc, tỉnh Ðồng Tháp.
Thấu hiểu nguyện vọng, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, hơn 23 năm gắn bó với nghề, chị đã không quản ngại khó khăn, vất vả nơi rừng sâu, núi thẳm cùng với cộng sự sưu tầm, đưa vào kho thuốc quý của địa phương hơn 70 bài thuốc dân gian...
Từ cương vị là Giám đốc Trung tâm y tế huyện, đến lãnh đạo, quản lý bệnh viện lớn nhất của tỉnh, rồi những năm gần đây, giữ trọng trách Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Đức Quý đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý, trong đó phần thưởng lớn nhất là sự hài lòng và tin yêu của nhân dân...
Tiến sĩ chuyên ngành quản lý, chính sách giáo dục, Trưởng phòng Khoa học và quan hệ quốc tế (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Bích đã chia sẻ về nghề, về cuộc sống và sự lựa chọn giữa sự nghiệp chung và lợi ích riêng rằng: "Nếu chỉ để làm giàu, tôi đã không về nước"