Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “...một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, Quảng Bình đẩy mạnh việc nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó tạo ra sự lan tỏa, góp sức chung tay xây dựng nông thôn.
Tuổi trẻ Tây Ninh đã thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, tích cực học và làm theo tấm gương Bác Hồ bằng nhiều hành động thiết thực, cụ thể. Nhờ đó mà tại các địa bàn trong tỉnh, xuất hiện những công trình, phần việc ý nghĩa, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên cơ sở nội dung học Bác về "trọng dân", cũng như phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy An Giang xác định: Sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo là điều cần làm trước. Và cũng từ tinh thần này, nhiều cán bộ, đảng viên ở An Giang đã xung phong, đi đầu theo từng nhiệm vụ, phần việc cụ thể.
Trước năm 1945, khi Đảng chưa nắm chính quyền, Đảng thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể để thiết lập mối quan hệ, vận động nhân dân. Cán bộ, đảng viên sống trong lòng dân, được dân nuôi, dân bảo vệ che chở, đồng thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, thấy trước được nguy cơ quan liêu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ đã luôn nhắc nhở: Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính phủ, cán bộ phải là “công bộc của dân”...
Không khuất phục trước nghèo khó, thương binh Phạm Thanh Xuân làm theo lời Bác Hồ dạy, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Sau nhiều năm phấn đấu, ông Xuân trở thành tỷ phú nuôi ong có tiếng ở tỉnh miền núi Lào Cai.
Gắn bó trọn đời với công tác dân vận, bà Trần Thị Na luôn sâu sát đời sống nhân dân, canh cánh nỗi trăn trở được làm việc tốt cho dân. Dù ở vị trí nào, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy hay Bí thư Chi bộ khu phố, bà đều làm việc tâm huyết, nhiệt tình, hăng say.
Qua ba năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của từng cán bộ, đảng viên, nhân viên. Nhờ đó duy trì được không khí thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng.
Thành thông lệ, cứ dịp cuối năm, bà con trong ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lại tề tựu về căn nhà của ông Phùng Minh Út, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã để dự lễ tưởng nhớ và tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các em nhỏ thì được nghe kể chuyện về Bác Hồ và truyền thống cách mạng ở địa phương. Kết thúc buổi lễ, điều mà bà con luôn được người cựu chiến binh nhắc nhở và khắc sâu trong lòng: Phải chăm lo cho người nghèo khó. Đó cũng chính là học tập Bác.
Với tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bến Tre có những việc làm rất thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương. Nhiều nơi đã xuất hiện những mô hình hay, có sức lan tỏa, được tích cực nhân rộng.
Người dân xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang khi nhắc đến ông Tám Ðậu luôn thể hiện sự yêu mến, kính trọng bởi tấm lòng hào hiệp của ông trong các hoạt động giúp đỡ người nghèo.
Sau nhiều năm nhiệt huyết với công việc từ thiện, mới đây ông Phùng Minh Út, cựu chiến binh ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ xuyên (Sóc Trăng) vinh dự được tham gia chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…
Nhiều năm qua, TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một trong số ít các địa phương luôn duy trì tỷ lệ trả hồ sơ đúng hẹn cho người dân (hơn 99%). Có được thành tích ấy chính là nhờ những nỗ lực không ngừng của các cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố, luôn lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu phấn đấu của mình, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.
Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại tỉnh Sóc Trăng với những việc làm cụ thể, bắt đầu từ phần việc của mỗi cá nhân phụ trách. Cách làm này đã tạo động lực lao động, mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống, công tác…
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, vẫn thường dành thời gian về những miền quê, ra tận đồng ruộng gặp gỡ, động viên người nông dân chăm chỉ, cần cù, vượt qua khó khăn, nhất là những lúc thiên tai để làm chủ ruộng đồng, buộc mảnh đất cằn cỗi cũng phải nở hoa, kết trái…
Huyện Thuận Châu (Sơn La) trong quá khứ từng là thủ phủ của khu Tây Bắc. Tại đây, năm 1959, nhân kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Lời căn dặn năm xưa của Người được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu luôn ghi nhớ, thực hiện, góp phần mang lại những đổi thay lớn lao trên mảnh đất này.