Áo

Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Người mẹ hiền của những trẻ em không may mắn

Người mẹ hiền của những trẻ em không may mắn

Gần bảy năm làm mẹ của những trẻ em bất hạnh ở nhà C3, Làng trẻ em Birla (Hà Nội), trải qua bao vui buồn, vất vả, nhọc nhằn, chị Lê Thị Vân thấy mình ngày càng gắn bó với mái ấm này. Mỗi khi có một người con đến tuổi trưởng thành tạm biệt ngôi nhà ra đi, chị lại tự nhủ mình phải dành thêm nhiều tình yêu thương hơn nữa, để những đứa trẻ bước vào đời không chỉ có tính tự lập cao mà còn biết sống giàu tình thương và trách nhiệm.
Chủ tịch làng văn hóa Khe Ðát

Chủ tịch làng văn hóa Khe Ðát

Sau cơn mưa cuối mùa hạ, tìm đường vào làng Khe Ðát, một làng đồng bào Dao ở xã Tân Ðồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không khó lắm, loay hoay tìm xe máy để di chuyển thì gặp ngay ông Quân cưỡi xe máy từ nhà ra chợ. Vẫn giọng oang oang đầy sức sống của người chỉ huy hơn 30 năm trong quân ngũ: Các anh chờ 20 phút, tôi ra ủy ban xã giải quyết chút việc rồi ta về nhà luôn nhé. Hóa ra, ông vẫn rất minh mẫn, nhớ từng gương mặt đã từng gặp trong đời, nhớ cả cái hẹn của anh bạn đi cùng tôi cách đó cả nửa tháng trời.
Người mang chữ Bác Hồ đến với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Người mang chữ Bác Hồ đến với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Danh tiếng thầy giáo Hà Công Văn - Anh hùng Lao động, tôi đã biết từ lâu, bởi anh nổi tiếng cả nước với mô hình giáo dục "Nội trú dân nuôi" từ năm 1985. Ðể gặp được anh, từ thành phố Ðông Hà, tôi đã "một mình, một ngựa" ngược đường 9 (con đường xuyên Á) 50 km, đến xã Ða Krông, huyện Ða Krông, tỉnh Quảng Trị.
"Người phụ nữ khoai, lúa"

"Người phụ nữ khoai, lúa"

Người dân xóm Tân Sơn 9, xã Xuân Phương (Phú Bình, Thái Nguyên) thường gọi chị Dương Thị Tuyết là "người đàn bà khoai, lúa". Cái tên mộc mạc, khơi gợi một thôn quê no đủ ấy xem ra cũng phù hợp với cách nói chuyện phong trần của chị. Cứ tuồn tuột chị kể, từng câu chuyện một trăm phần trăm sự thật xảy ra ở ngay làng quê mình.
"Hương của người đức hạnh bay khắp muôn phương"

"Hương của người đức hạnh bay khắp muôn phương"

Ðạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương tu dưỡng các đức tính tốt, mà còn là gương ứng xử theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðây là chuẩn mực đạo đức, mà những người con Phật giáo luôn noi theo và lấy đó làm kim chỉ nam cho mình trong cuộc sống - đó là tâm sự của sư cô Thích Ðàm Ngọc, ở chùa Ninh Xá Hạ (xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh).
Cùng thi đua làm theo lời Bác

Cùng thi đua làm theo lời Bác

Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, mặc dù còn gặp không ít khó khăn, song những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Vùng 1 Hải quân (Quân chủng Hải quân) luôn học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đoàn kết vượt khó, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Làm theo Bác, từ những việc cụ thể

Khu di tích Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh tỉnh Bình Thuận nổi bật trong quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của TP Phan Thiết, bấy lâu vẫn được du khách trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Học tập phong cách sống giản dị và tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, một lòng vì dân, vì nước, cùng với tính giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ của Người được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Con người Hồ Chí Minh, từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Compoint nước Pháp đến khi làm Chủ tịch nước Việt Nam, vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã từ câu nói, tác phong đến vật dụng, tư trang hằng ngày, từ bữa ăn đến cách sống hòa mình với nhân dân.

Noi gương Bác, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tấm gương giữ gìn đạo đức và đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. So với các lãnh tụ khác trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều về đạo đức về những tiêu chuẩn đạo đức của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên... như trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần đoàn kết quốc tế...

Tư tưởng trọng dân và phong cách gần dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Gắn bó với đồng bào vùng cao

Lên Ðiện Biên, vào một số thôn, bản khi được biết chúng tôi là nhà báo, đồng bào càng trở nên cởi mở và thân thiện. Tìm hiểu kỹ, mới biết, có được điều ấy là nhờ các đồng nghiệp ở Báo Ðiện Biên Phủ bao năm dày công thực hiện "bốn cùng" với bà con các dân tộc. Báo Ðiện Biên Phủ là điểm sáng trong thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh Ðiện Biên.

Phụ nữ Nam Ðịnh thực hành tiết kiệm, giúp nhau lúc khó khăn

Từ việc thực hành tiết kiệm mỗi ngày thông qua các mô hình "Hộp tiền tiết kiệm", "Nuôi lợn đất", "Lợn nhựa", "Ống tiết kiệm", đến nay các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Nam Ðịnh đã hỗ trợ nhiều gia đình phụ nữ nghèo trên địa bàn xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.