Ðể việc nêu gương tránh hình thức, Tỉnh ủy Bắc Cạn yêu cầu các cấp ủy đảng, các tổ chức, cá nhân thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, đồng thời phát huy tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, từng đặt chân đến khoảng 30 quốc gia trên thế giới để dự hội nghị, hội thảo và giảng bài nhưng GS, TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là người sống rất giản dị. Ông đã dành toàn bộ tiền thưởng của mình để giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi ở quê nhà Điện Bàn, Quảng Nam.
Từ xưa đến nay, hình ảnh, tấm gương và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần trong lòng mỗi người dân ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên đều nêu cao trách nhiệm với người dân, người dân đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức triển khai các bước khá bài bản, đồng bộ, kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức với xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến có sức lan tỏa. Từ đó tạo những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
Thiết thực học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ những việc cụ thể, từng cán bộ, đảng viên và người dân huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Hơn 10 năm qua, Hội Từ thiện xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) lặng lẽ xây cầu, làm đường giao thông nông thôn, giúp các em học sinh nghèo hiếu học được đến trường, giúp đỡ trẻ mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa…, chung tay cùng chính quyền địa phương xoa dịu phần nào nỗi bất hạnh của những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).
Chi bộ bản Giàng có 23 đảng viên, thuộc đảng bộ xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tặng bằng khen trong sạch, vững mạnh ba năm liền (2010-2012). Bản Giàng chính là nơi diễn ra câu chuyện trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Tại đây, chi bộ bản Giàng đã lãnh đạo nhân dân vượt khó vươn lên, xóa đói, giảm nghèo, với nhiều câu chuyện thú vị.
Ðã 37 năm, ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".
Ðạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương tu dưỡng các đức tính tốt, mà còn là gương ứng xử theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðây là chuẩn mực đạo đức, mà những người con Phật giáo luôn noi theo và lấy đó làm kim chỉ nam cho mình trong cuộc sống - đó là tâm sự của sư cô Thích Ðàm Ngọc, ở chùa Ninh Xá Hạ (xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh).
Phú Thọ vinh dự nhiều lần được đón Bác về thăm, làm việc và lãnh đạo kháng chiến. Sau hòa bình lập lại, do đạt nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, ngày 18 và 19-8-1962, tại thị xã Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và căn dặn Ðảng bộ, nhân dân Phú Thọ cố gắng tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức những nhiệm vụ Ðảng giao phó, trở thành tỉnh tiên tiến để góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc...
Cụ Nguyễn Văn Tỵ (tức Văn Nhân, trong ảnh) là đảng viên ở chi bộ 5, Ðảng bộ xã Ðông Dư, (Gia Lâm, Hà Nội), vừa được nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Ðảng đợt 19-5-2012 tại Ðảng bộ xã Ðông Dư. Cụ là một đảng viên gương mẫu, có nhiều đóng góp xây dựng địa phương và đã sưu tập được hơn 3.000 bức ảnh và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, một lòng vì dân, vì nước, cùng với tính giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ của Người được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Con người Hồ Chí Minh, từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Compoint nước Pháp đến khi làm Chủ tịch nước Việt Nam, vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã từ câu nói, tác phong đến vật dụng, tư trang hằng ngày, từ bữa ăn đến cách sống hòa mình với nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Ðảng ta và nhân dân ta. Người đã để lại cho chúng ta những bài học lớn về rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, nhân cách làm người, làm cán bộ. Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Người là một trong những bài học sinh động đó.