Cách đây 45 năm, một trận đánh bi tráng đã diễn ra vào ngày 16-10-1968 tại Cao điểm 21 xã Gio Mỹ (Gio Linh, Quảng Trị) làm 32 cán bộ, chiến sĩ Trung đội 6 (Ðại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Ðặc khu Vĩnh Linh) và phân đội hỏa lực tăng cường anh dũng hy sinh, chỉ còn một người duy nhất trở về sau trận đánh, đó là thương binh Hoàng Ngọc Bích, chiến sĩ liên lạc Ðại đội 2.
83 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi Ðảng, nhưng đồng chí có hơn 30 năm tình nguyện làm người tuyên truyền, kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 2012, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ðó là đôi nét về đồng chí Hoàng Hồng Kỳ, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Ðộng (Bắc Giang), cựu chiến binh - ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng.
Ðã 37 năm, ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".
Tại Hội nghị biểu dương các chiến sĩ cách mạng (CSCM) bị địch bắt tù đày tiêu biểu toàn quốc năm 2010, bác Vũ Minh Tằng, người có hơn sáu năm sống ở "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen có "Thành tích tiêu biểu trong học tập, công tác và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục ghi nhận công lao của người CSCM kiên trung trong lao tù và sống khiêm nhường, thanh thản giữa đời thường.
Sau cơn mưa cuối mùa hạ, tìm đường vào làng Khe Ðát, một làng đồng bào Dao ở xã Tân Ðồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không khó lắm, loay hoay tìm xe máy để di chuyển thì gặp ngay ông Quân cưỡi xe máy từ nhà ra chợ. Vẫn giọng oang oang đầy sức sống của người chỉ huy hơn 30 năm trong quân ngũ: Các anh chờ 20 phút, tôi ra ủy ban xã giải quyết chút việc rồi ta về nhà luôn nhé. Hóa ra, ông vẫn rất minh mẫn, nhớ từng gương mặt đã từng gặp trong đời, nhớ cả cái hẹn của anh bạn đi cùng tôi cách đó cả nửa tháng trời.
Ở tuổi 80, GS, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Ðức (trong ảnh), vẫn ham mê nghiên cứu và sáng tạo. Năm 2010, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ với cụm công trình "Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam". Với 55 năm giảng dạy, đào tạo đại học, trong đó có 30 năm nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn và báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Ðức bộc bạch: Tôi vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu về Bác...
Nói đến Ðại úy chuyên nghiệp Lương Quốc Sơn, cán bộ chiến sĩ ở Sư đoàn Ðác Tô (Binh đoàn Tây Nguyên) ai cũng mến phục "cây sáng kiến" ở trạm sửa chữa tổng hợp C26. Tại hội thi tuổi trẻ sáng tạo toàn quân năm 2011, Sơn mang đến hội thi ba đề tài được Hội đồng Khoa học - kỹ thuật Binh đoàn Tây Nguyên đánh giá cao. Ðến hôm nay, thành công của Sơn là cả quá trình nỗ lực phấn đấu học Bác về sự sáng tạo và cần kiệm.
Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, mặc dù còn gặp không ít khó khăn, song những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Vùng 1 Hải quân (Quân chủng Hải quân) luôn học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đoàn kết vượt khó, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ở Công an tỉnh Nam Ðịnh, việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn thấm đẫm triết lý nhân văn: Vì nhân dân phục vụ. Mặc dù công việc vất vả, nhưng các chiến sĩ không ngại khó, ngại khổ, luôn xả thân, tận tụy với công việc, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Trong cái se lạnh của chiều cuối thu Hà Nội, tôi gặp cựu chiến binh, thương binh Lê Thanh Hùng, khi anh cùng các cựu chiến binh làm kinh tế giỏi tỉnh Ðồng Tháp ra Hà Nội dự Hội nghị toàn quốc tổng kết phong trào "cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" lần thứ ba.
Hơn 50 năm đã qua đi, hình ảnh Bác Hồ với ánh mắt sáng ngời, nụ cười đôn hậu, phong thái gần gũi và giọng nói ấm áp trên tầng mỏ than Ðèo Nai đã mãi khắc sâu trong lòng thợ mỏ Ðèo Nai, trở thành động lực, là niềm tin, sức mạnh để thợ mỏ Ðèo Nai vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu lập được những kỳ tích to lớn như ngày hôm nay.
Hơn 4 năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng", tại các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong việc giúp bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế-xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người...
Người đàn ông có vóc người nhỏ bé tiếp chuyện tôi chân thành, mộc mạc. Quê ông ở xã Ba Trúc, huyện Ðịnh Biên, tỉnh An Giang. Năm 1954, Phan Thành Ðông tập kết ra miền bắc, đóng quân ở Thanh Hóa rồi trở vào mặt trận phía nam chiến đấu. Bị thương nên năm 1970, ông được chuyển về Nông trường Sông Âm thuộc huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) xây dựng, phát triển nông trường.
Trong quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Ðảng bộ Công an tỉnh Nam Ðịnh luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Ðảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Đoan Hùng là huyện miền núi trung du của tỉnh Phú Thọ, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Ở một số chi bộ, đảng bộ trước đây đảng viên chưa khẳng định được vai trò lãnh đạo. Công tác xây dựng Ðảng chưa được chú trọng đúng mức.