Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành phong trào đẹp của cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố mang tên Bác. Những năm qua, nhiều tấm gương bình dị mà cao cả đã góp phần lan tỏa nếp sống đẹp. Dù là ai, ở cương vị nào, mỗi người đều học và cố gắng làm theo Bác, từ những việc nhỏ để sống tốt hơn, có ích với cộng đồng, xã hội.
Học đi đôi với hành để mỗi tập thể, cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuyển biến từ nhận thức thành hành động đã nhân rộng cách làm hay, điển hình gương mẫu, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh).
Báo cáo trước Quốc hội sáng 6-11-2017, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong năm 2017 đã giành được nhiều kết quả tích cực, về cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.
Tự hào là địa phương mà 70 năm trước, vào ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và có buổi nói chuyện với các đại biểu nhân dân. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) luôn tập trung chỉnh đốn kỷ cương, kỷ luật, xây dựng con người, chính quyền, đơn vị kiểu mẫu theo lời căn dặn của Bác.
Từ xưa đến nay, hình ảnh, tấm gương và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần trong lòng mỗi người dân ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên đều nêu cao trách nhiệm với người dân, người dân đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Đảm nhiệm nhiều cương vị công tác, vừa là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã, vừa là Bí thư Chi đoàn, Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ nữ cơ quan xã, nhưng đảng viên người dân tộc Khmer Danh Thị Mị, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau luôn làm tốt mọi công việc được giao.
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Hơn 20 năm nghiên cứu các loại sơn đặc chủng chuyên dùng chống ăn mòn các công trình kết cấu thép, PGS, TS Nguyễn Thị Bích Thủy, nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải), giảng viên Khoa Công trình, Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải luôn tâm huyết với nghề. Nhiều công trình của chị được ứng dụng hiệu quả trong chế tạo vật liệu mới và công nghệ bảo vệ các công trình giao thông.
Dù đã nghe nói nhiều về nhà dưỡng lão này, nhưng trên suốt chặng đường 30 km từ TP Cao Lãnh xuống xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Ðồng Tháp, tôi cứ miên man suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi: "Không biết từ động cơ nào mà người phụ nữ năm nay đã hơn sáu mươi tuổi vẫn dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua đất, cất một căn nhà rồi đón những cụ già neo đơn, những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ về nuôi?".
Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.
83 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi Ðảng, nhưng đồng chí có hơn 30 năm tình nguyện làm người tuyên truyền, kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 2012, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ðó là đôi nét về đồng chí Hoàng Hồng Kỳ, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Ðộng (Bắc Giang), cựu chiến binh - ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng.
Tại Hội nghị biểu dương các chiến sĩ cách mạng (CSCM) bị địch bắt tù đày tiêu biểu toàn quốc năm 2010, bác Vũ Minh Tằng, người có hơn sáu năm sống ở "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen có "Thành tích tiêu biểu trong học tập, công tác và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục ghi nhận công lao của người CSCM kiên trung trong lao tù và sống khiêm nhường, thanh thản giữa đời thường.
Vươn lên từ gian khó, khi cuộc sống ổn định, ông Ðoàn Văn Lài (Ba Lài) ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Xuân (Thới Lai, TP Cần Thơ) tự nguyện dành hết nguồn thu nhập từ việc canh tác sáu công (6.000 m2) đất trồng lúa để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng Ðền thờ Bác Hồ trên phần đất trước nhà để con cháu, người dân trong vùng tưởng nhớ và noi gương Bác.
Gần bảy năm làm mẹ của những trẻ em bất hạnh ở nhà C3, Làng trẻ em Birla (Hà Nội), trải qua bao vui buồn, vất vả, nhọc nhằn, chị Lê Thị Vân thấy mình ngày càng gắn bó với mái ấm này. Mỗi khi có một người con đến tuổi trưởng thành tạm biệt ngôi nhà ra đi, chị lại tự nhủ mình phải dành thêm nhiều tình yêu thương hơn nữa, để những đứa trẻ bước vào đời không chỉ có tính tự lập cao mà còn biết sống giàu tình thương và trách nhiệm.
Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".