Tự hào là địa phương mà 70 năm trước, vào ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và có buổi nói chuyện với các đại biểu nhân dân. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) luôn tập trung chỉnh đốn kỷ cương, kỷ luật, xây dựng con người, chính quyền, đơn vị kiểu mẫu theo lời căn dặn của Bác.
Là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, từng đặt chân đến khoảng 30 quốc gia trên thế giới để dự hội nghị, hội thảo và giảng bài nhưng GS, TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là người sống rất giản dị. Ông đã dành toàn bộ tiền thưởng của mình để giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi ở quê nhà Điện Bàn, Quảng Nam.
Trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội, câu chuyện của người phụ nữ dân tộc Cơ Ho có dáng vẻ khắc khổ, đã khiến nhiều người mến phục bởi tấm lòng trung hậu, đảm đang. Bà là K’Hiếu, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc tổ dân phố Xoan, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Hơn 1 năm qua, Ðảng bộ tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng, tạo bước chuyển biến rõ nét. Trước hết, Ðảng bộ tỉnh tập trung chỉnh đốn tác phong và kỷ luật trong Ðảng.
Việc triển khai học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đã tạo chuyển biến tích cực. Nhiều đơn vị, địa phương đưa việc học tập và làm theo Bác vào sinh hoạt thường xuyên, từ đó có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Từ xưa đến nay, hình ảnh, tấm gương và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần trong lòng mỗi người dân ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên đều nêu cao trách nhiệm với người dân, người dân đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Đảm nhiệm nhiều cương vị công tác, vừa là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã, vừa là Bí thư Chi đoàn, Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ nữ cơ quan xã, nhưng đảng viên người dân tộc Khmer Danh Thị Mị, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau luôn làm tốt mọi công việc được giao.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức triển khai các bước khá bài bản, đồng bộ, kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức với xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến có sức lan tỏa. Từ đó tạo những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
“Nhà khoa học của nông dân”, “Người gieo mầm xanh trên đất lúa” là những cụm từ mà người dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) yêu mến dành cho PGS, TS Trần Thị Cúc Hòa, Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học Viện lúa ĐBSCL. Gần 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, bà đã gắn bó cùng cây lúa với khát khao lai tạo ra những giống mới ít sâu bệnh, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để hạt gạo Việt Nam có thể vững vàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thiết thực học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ những việc cụ thể, từng cán bộ, đảng viên và người dân huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Từ việc nhìn thẳng vào hạn chế, chỉ rõ khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân để tìm hướng khắc phục, sửa chữa, Đảng bộ xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã củng cố lại đội ngũ, từ yếu kém vươn lên vững mạnh. Đây cũng là “cú huých” quan trọng giúp xã nghèo Thạch Kênh đạt chuẩn nông thôn mới trước thời hạn ba năm.
Hơn 10 năm qua, Hội Từ thiện xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) lặng lẽ xây cầu, làm đường giao thông nông thôn, giúp các em học sinh nghèo hiếu học được đến trường, giúp đỡ trẻ mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa…, chung tay cùng chính quyền địa phương xoa dịu phần nào nỗi bất hạnh của những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Về thành phố Quy Nhơn (Bình Định) những ngày này, được nghe nhiều câu chuyện về những mô hình hay, cách làm sáng tạo của chị em phụ nữ giúp nhau từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, những tấm lòng lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái… mới thấy thật ý nghĩa và ấm áp.
Sau 5 năm phát động, đã có hơn 100 tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ 110 xã khó khăn ở miền tây tỉnh Nghệ An từng bước thoát nghèo. Ðó là những việc làm thiết thực, cụ thể trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Năm 2013, Phú Lộc trở thành xã đầu tiên của huyện Hậu Lộc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, cán đích sớm trước 2 năm. Kinh nghiệm của xã vùng cát ven biển tỉnh Thanh Hóa này là mọi việc đều từ dân, vì dân, đúng như lời Bác Hồ căn dặn “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”.