Trở về đời thường khi đã cụt một tay, một chân và mất một mắt, cuộc sống không vợ con đầy khó khăn, với các chế độ thương binh 5,9 triệu đồng/tháng, ông vẫn dành dụm tiền để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Thương binh hạng 1/4 Lê Văn Ý ngụ ở ấp Mỹ Sơn Ðông, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre là tấm gương điển hình làm theo lời Bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế".
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn là cán bộ hội năng động, góp sức xây dựng các phong trào thi đua của địa phương. Những việc chị làm, cũng chính là ước mơ và ý chí của hàng triệu người dân vươn lên làm giàu cho gia đình, cho xã hội từ những mảnh ruộng của mình. Chị là Đặng Thị Chiến ở tổ dân phố số 7, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể là điều anh Dương Việt Hùng hằng tâm niệm. Khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND xã Bản Ngò, huyện Xín Mần (Hà Giang), anh lại càng khắc ghi điều ấy, không nề hà việc gì, lăn lộn cùng cơ sở, tích cực giúp đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo xây dựng cuộc sống nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này.
Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).
"Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân", phấn đấu "làm hết việc chứ không phải làm hết giờ", là mục tiêu mà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Nam luôn hướng tới. Ðó cũng là một trong những nội dung đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các đơn vị Công an Hà Nam. Và trên các lĩnh vực công tác, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình, có sức lan tỏa trong xã hội.
Tiến sĩ chuyên ngành quản lý, chính sách giáo dục, Trưởng phòng Khoa học và quan hệ quốc tế (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Bích đã chia sẻ về nghề, về cuộc sống và sự lựa chọn giữa sự nghiệp chung và lợi ích riêng rằng: "Nếu chỉ để làm giàu, tôi đã không về nước"
Để thiết thực góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, Báo Nhân Dân phối hợp Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tiếp tục phát động Cuộc thi viết về đề tài này lần thứ tư, năm 2014-2015. Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được nhiều bài viết của bạn đọc, cộng tác viên trên cả nước.
Nằm sát chân núi Cô Tiên, bên đường Phạm Văn Ðồng dẫn vào thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Lữ quán Thiên Phước có nhiều điểm thật đặc biệt. Quán có dáng dấp một con tàu neo bên những lô-cốt vững chãi, khách ngồi nghe tiếng sóng vỗ ngay dưới chân mình.
Ðến chuỗi nhà giàn DK1, hay những cây đèn biển nơi quần đảo Trường Sa, ít ai biết có sự đóng góp đầy ý nghĩa của các nhà khoa học Trường đại học Xây dựng Hà Nội, mà trực tiếp là Viện Xây dựng công trình biển. Và người có những đóng góp không nhỏ vào những công trình ấy là PGS, TS Ðinh Quang Cường.
Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, nhiều thương binh đã đóng góp công sức làm giàu cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ con, cháu noi theo. Một trong những tấm gương đó, là cựu chiến binh Nguyễn Tiến Chức (trong ảnh), Tổng giám đốc Công ty xây dựng Ðồng Tiến, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất, trang, thiết bị y tế từng bước được hiện đại hóa, nhất là tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ở đây luôn làm hài lòng người bệnh. Ðó là Trạm y tế Anh hùng xã nghèo ven biển Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An).
Cách đây 45 năm, một trận đánh bi tráng đã diễn ra vào ngày 16-10-1968 tại Cao điểm 21 xã Gio Mỹ (Gio Linh, Quảng Trị) làm 32 cán bộ, chiến sĩ Trung đội 6 (Ðại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Ðặc khu Vĩnh Linh) và phân đội hỏa lực tăng cường anh dũng hy sinh, chỉ còn một người duy nhất trở về sau trận đánh, đó là thương binh Hoàng Ngọc Bích, chiến sĩ liên lạc Ðại đội 2.
Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Câu chuyện xúc động của những cô gái không cam chịu tật nguyền vượt lên số phận,... đã để lại ấn tượng khó quên, trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Ðông (TP Hà Nội) tổ chức. Cũng như nhiều người, hình ảnh những con người bình dị mà cao quý ấy cứ in đậm trong tâm trí tôi, nhắc tôi cố gắng sống tốt hơn.
"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).