anh hùng

Không sợ việc khó

Không sợ việc khó

Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, đảng viên trẻ Nguyễn Hữu Hùng xây dựng cho mình cách làm việc khoa học, học sâu, hỏi kỹ, nắm chắc từng việc cụ thể, tính toán cẩn thận để đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp, góp phần mang lại lợi nhuận cao cho công ty, cải thiện đời sống và thu nhập của người lao động.
Người bắc "nhịp cầu nhân ái"

Người bắc "nhịp cầu nhân ái"

Học Bác Hồ về tình yêu thương con người, ngày ngày trên các nẻo đường từ chốn thị thành đến nơi thanh vắng, Hòa thượng Ngô Văn Từ (trong ảnh) (pháp danh Thích Thiện Sanh, trụ trì chùa Khánh Sơn, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) tìm đến với người nghèo, những mảnh đời bất hạnh để giúp đỡ, sẻ chia. Hình ảnh Hòa thượng với bộ áo cà sa nhuốm mầu mưa nắng đã trở nên quen thuộc với người dân tỉnh Sóc Trăng.

Xã nghèo xây dựng trạm y tế Anh hùng

Khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất, trang, thiết bị y tế từng bước được hiện đại hóa, nhất là tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ở đây luôn làm hài lòng người bệnh. Ðó là Trạm y tế Anh hùng xã nghèo ven biển Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An).
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Người kỹ sư nặng lòng với cây lúa

Cuộc sống còn nhiều vất vả của nông dân và sự gắn bó với đồng đất Sóc Trăng là động lực giúp kỹ sư Hồ Quang Cua không chỉ nghiên cứu thành công nhiều công trình về cây ăn trái, các loại rau màu khác mà còn có công đầu trong tạo giống lúa thơm ST. Nhờ trồng loại lúa thơm ST có giá trị xuất khẩu cao, hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Ðinh ninh lời Bác dạy

Bệnh viện Ða khoa Vân Ðình (Hà Nội) tự hào là bệnh viện duy nhất được Bác Hồ đặt tên là "Nhà thương Vân Ðình" khi Người về thăm ngày 20-4-1963. Suốt 50 năm qua, đội ngũ y, bác sĩ của Nhà thương Vân Ðình luôn khắc ghi và làm theo lời căn dặn đầy tình thương mến của Người: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh".

Người mang niềm vui đến người bệnh nghèo

Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
"Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa"

"Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa"

Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".
Hạnh phúc khi cứu những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo

Hạnh phúc khi cứu những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo

GS, TS Nguyễn Thanh Liêm, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý "Nhân tài đất Việt, năm 2012" với cụm công trình "Nghiên cứu phẫu thuật nội soi trẻ em". Ðây là một hành trình phấn đấu không mệt mỏi của GS để giành lại sự sống cho các em không may mắc bệnh hiểm nghèo...
Người mang chữ Bác Hồ đến với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Người mang chữ Bác Hồ đến với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Danh tiếng thầy giáo Hà Công Văn - Anh hùng Lao động, tôi đã biết từ lâu, bởi anh nổi tiếng cả nước với mô hình giáo dục "Nội trú dân nuôi" từ năm 1985. Ðể gặp được anh, từ thành phố Ðông Hà, tôi đã "một mình, một ngựa" ngược đường 9 (con đường xuyên Á) 50 km, đến xã Ða Krông, huyện Ða Krông, tỉnh Quảng Trị.
Tôi học ở Bác lòng say mê công việc

Tôi học ở Bác lòng say mê công việc

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tổ Phú Thọ, kỹ sư Nguyễn Kim Tới từng trải qua nhiều cương vị ở Tập đoàn Sông Ðà. Dù ở vị trí nào, anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giờ đây, khi là Phó Tổng Giám đốc (TGÐ) Tập đoàn Sông Ðà, anh vẫn có mơ ước giản dị, đất nước mình sẽ có thêm nhiều kỹ sư giỏi, không chỉ biết thi công các công trình ngầm thủy điện mà còn có thể làm chủ nhiều công trình có kỹ thuật phức tạp hơn, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
"Hương của người đức hạnh bay khắp muôn phương"

"Hương của người đức hạnh bay khắp muôn phương"

Ðạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương tu dưỡng các đức tính tốt, mà còn là gương ứng xử theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðây là chuẩn mực đạo đức, mà những người con Phật giáo luôn noi theo và lấy đó làm kim chỉ nam cho mình trong cuộc sống - đó là tâm sự của sư cô Thích Ðàm Ngọc, ở chùa Ninh Xá Hạ (xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh).
Sức lan tỏa từ phong trào làm theo lời Bác

Sức lan tỏa từ phong trào làm theo lời Bác

Sau một năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiều mô hình hay, cá nhân tiêu biểu trong phong trào làm theo lời Bác Hồ tiếp tục xuất hiện ở Long An. Những tấm gương tiêu biểu ấy đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động tích cực đến mọi tầng lớp nhân dân.

Người thương binh vượt khó làm giàu

Trong cái se lạnh của chiều cuối thu Hà Nội, tôi gặp cựu chiến binh, thương binh Lê Thanh Hùng, khi anh cùng các cựu chiến binh làm kinh tế giỏi tỉnh Ðồng Tháp ra Hà Nội dự Hội nghị toàn quốc tổng kết phong trào "cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" lần thứ ba.