"Trằn trọc ngày đêm viết một mình/Chuyển lời Di chúc Hồ Chí Minh/Thành thơ dễ đọc và dễ hiểu/Học tập làm theo tốt cho mình". Ðây là những vần thơ mở đầu tập thơ Di chúc Bác Hồ con tạc thành thơ của ông Trương Văn Mão (trong ảnh), 75 tuổi ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải (Thái Bình).
Ở tuổi 80, GS, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Ðức (trong ảnh), vẫn ham mê nghiên cứu và sáng tạo. Năm 2010, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ với cụm công trình "Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam". Với 55 năm giảng dạy, đào tạo đại học, trong đó có 30 năm nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn và báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Ðức bộc bạch: Tôi vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu về Bác...
Với hành trang là hai tấm bằng đại học hệ chính quy, được kết nạp đảng khi còn là sinh viên, Nguyễn Ngọc Sơn (quê ở khu 3, xã Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) bước vào đời với biết bao ước mơ và hoài bão. Nhưng số phận quá nghiệt ngã, căn bệnh suy thận giai đoạn cuối đã lấy cạn sức lực của người trí thức trẻ này.
Phòng Hồ Chí Minh ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong thời gian qua đã góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân về tấm gương đạo đức ngời sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình văn hóa sinh động này càng có ý nghĩa hơn trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng tại huyện Quảng Trạch.
Tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, một lòng vì dân, vì nước, cùng với tính giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ của Người được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Con người Hồ Chí Minh, từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Compoint nước Pháp đến khi làm Chủ tịch nước Việt Nam, vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã từ câu nói, tác phong đến vật dụng, tư trang hằng ngày, từ bữa ăn đến cách sống hòa mình với nhân dân.
Cách đây 50 năm, ngày 12/9/1961, Báo Nghệ An ra số đầu với tên gọi "Nhân dân Nghệ An". Ngày 10/11/1961, Tỉnh ủy Nghệ An ra Nghị quyết số 175 thành lập Tòa soạn Báo Nhân dân Nghệ An, với tôn chỉ hoạt động là "Tiếng nói của Ðảng, chính quyền và nhân dân Nghệ An" và ngày 10/11 được lấy làm Ngày truyền thống của Báo Nghệ An.
Lên Ðiện Biên, vào một số thôn, bản khi được biết chúng tôi là nhà báo, đồng bào càng trở nên cởi mở và thân thiện. Tìm hiểu kỹ, mới biết, có được điều ấy là nhờ các đồng nghiệp ở Báo Ðiện Biên Phủ bao năm dày công thực hiện "bốn cùng" với bà con các dân tộc. Báo Ðiện Biên Phủ là điểm sáng trong thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh Ðiện Biên.
Chiều chủ nhật 24/5/1987, đồng chí Thường trực tòa soạn báo Nhân Dân đưa Ban Biên tập một phong thư, nói là của một “người đứng tuổi” nhờ đưa ngay cho đồng chí Tổng Biên tập. Trong phong bì có một bức thư và một bài báo, cả hai đều viết tay.