vượt

"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.
Ở quê hương "vợ chồng A Phủ"

Ở quê hương "vợ chồng A Phủ"

Chi bộ bản Giàng có 23 đảng viên, thuộc đảng bộ xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tặng bằng khen trong sạch, vững mạnh ba năm liền (2010-2012). Bản Giàng chính là nơi diễn ra câu chuyện trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Tại đây, chi bộ bản Giàng đã lãnh đạo nhân dân vượt khó vươn lên, xóa đói, giảm nghèo, với nhiều câu chuyện thú vị.
Chim đầu đàn trên núi Pạc Bo

Chim đầu đàn trên núi Pạc Bo

LTS - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, thiết thực góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Báo Nhân Dân phối hợp Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" lần thứ 3 (2013-2014). Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được nhiều bài viết của bạn đọc, bạn viết trên cả nước.

Xã Phú Lộc làm theo lời Bác

Trong sâu thẳm trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ luôn sống mãi. Học Bác từ những việc nhỏ nhất, nhiều người dân ở xã vùng sâu, vùng xa Phú Lộc, huyện miền núi Tân Phú (Ðồng Nai) đã thờ ảnh Bác trong nhà, ở nơi trang trọng nhất, để hằng ngày noi gương và làm theo Bác.

Người mang niềm vui đến người bệnh nghèo

Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
Sống khiêm nhường giữa đời thường

Sống khiêm nhường giữa đời thường

Tại Hội nghị biểu dương các chiến sĩ cách mạng (CSCM) bị địch bắt tù đày tiêu biểu toàn quốc năm 2010, bác Vũ Minh Tằng, người có hơn sáu năm sống ở "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen có "Thành tích tiêu biểu trong học tập, công tác và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục ghi nhận công lao của người CSCM kiên trung trong lao tù và sống khiêm nhường, thanh thản giữa đời thường.
Lão nông Ba Lài làm theo Bác Hồ

Lão nông Ba Lài làm theo Bác Hồ

Vươn lên từ gian khó, khi cuộc sống ổn định, ông Ðoàn Văn Lài (Ba Lài) ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Xuân (Thới Lai, TP Cần Thơ) tự nguyện dành hết nguồn thu nhập từ việc canh tác sáu công (6.000 m2) đất trồng lúa để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng Ðền thờ Bác Hồ trên phần đất trước nhà để con cháu, người dân trong vùng tưởng nhớ và noi gương Bác.
Người mẹ hiền của những trẻ em không may mắn

Người mẹ hiền của những trẻ em không may mắn

Gần bảy năm làm mẹ của những trẻ em bất hạnh ở nhà C3, Làng trẻ em Birla (Hà Nội), trải qua bao vui buồn, vất vả, nhọc nhằn, chị Lê Thị Vân thấy mình ngày càng gắn bó với mái ấm này. Mỗi khi có một người con đến tuổi trưởng thành tạm biệt ngôi nhà ra đi, chị lại tự nhủ mình phải dành thêm nhiều tình yêu thương hơn nữa, để những đứa trẻ bước vào đời không chỉ có tính tự lập cao mà còn biết sống giàu tình thương và trách nhiệm.
"Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa"

"Súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa"

Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".
Hết lòng vì người bệnh nghèo

Hết lòng vì người bệnh nghèo

Dẫn chúng tôi đi thăm bếp ăn tình thương phục vụ bệnh nhân nghèo nằm ngay trong khuôn viên của bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường cho biết: Bếp ăn được thành lập ngày 24-8-2007, với mục đích vận động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước chia sẻ những khó khăn với các bệnh nhân nghèo, khi đến điều trị tại bệnh viện.
Chuyện về một người nuôi tôm giỏi

Chuyện về một người nuôi tôm giỏi

Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Nhiều việc nhỏ góp lại thành việc lớn

Nhiều việc nhỏ góp lại thành việc lớn

Là Phó Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch HÐND xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội), đồng chí Nguyễn Thị Son đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn. Muốn cán bộ, đảng viên trong Ðảng bộ thực hiện tốt nhiệm vụ, thật sự là tấm gương để quần chúng noi theo, trước tiên mình phải gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, quan tâm đến quần chúng và động viên họ kịp thời.
Tôi học ở Bác lòng say mê công việc

Tôi học ở Bác lòng say mê công việc

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tổ Phú Thọ, kỹ sư Nguyễn Kim Tới từng trải qua nhiều cương vị ở Tập đoàn Sông Ðà. Dù ở vị trí nào, anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giờ đây, khi là Phó Tổng Giám đốc (TGÐ) Tập đoàn Sông Ðà, anh vẫn có mơ ước giản dị, đất nước mình sẽ có thêm nhiều kỹ sư giỏi, không chỉ biết thi công các công trình ngầm thủy điện mà còn có thể làm chủ nhiều công trình có kỹ thuật phức tạp hơn, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.