Vươn lên từ gian khó, khi cuộc sống ổn định, ông Ðoàn Văn Lài (Ba Lài) ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Xuân (Thới Lai, TP Cần Thơ) tự nguyện dành hết nguồn thu nhập từ việc canh tác sáu công (6.000 m2) đất trồng lúa để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng Ðền thờ Bác Hồ trên phần đất trước nhà để con cháu, người dân trong vùng tưởng nhớ và noi gương Bác.
Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.
Nhắc đến Bí thư Huyện ủy vùng sâu Hồng Dân (Bạc Liêu) Võ Văn Út, ở Bạc Liêu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cán bộ, nông dân đều biết, thường gọi đồng chí bằng cái tên trìu mến "Bí thư lúa mới". Từ nhiều năm nay, đồng chí Võ Văn Út luôn ngày đêm tâm huyết tìm tòi giống lúa mới, là một trong những người có công đưa giống lúa mới chịu mặn, phèn cao vào đồng ruộng.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc luôn nỗ lực với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Và hơn hết, từ những bông hoa đẹp ấy, niềm tin thêm tỏa sáng để mỗi người cố gắng, vun tưới cho cuộc sống thêm tươi xanh...
Ðó là ông Hồ Ðề (trong ảnh), cán bộ về hưu ở phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, người cho một gia đình ở trong nhà mình 28 năm liền mà không lấy tiền thuê. Ông Hồ Ðề không chỉ giàu lòng nhân ái mà còn giỏi vận động nhân dân.
Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".
Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Sau cơn mưa cuối mùa hạ, tìm đường vào làng Khe Ðát, một làng đồng bào Dao ở xã Tân Ðồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không khó lắm, loay hoay tìm xe máy để di chuyển thì gặp ngay ông Quân cưỡi xe máy từ nhà ra chợ. Vẫn giọng oang oang đầy sức sống của người chỉ huy hơn 30 năm trong quân ngũ: Các anh chờ 20 phút, tôi ra ủy ban xã giải quyết chút việc rồi ta về nhà luôn nhé. Hóa ra, ông vẫn rất minh mẫn, nhớ từng gương mặt đã từng gặp trong đời, nhớ cả cái hẹn của anh bạn đi cùng tôi cách đó cả nửa tháng trời.
Cuộc họp mặt các cụ phụ lão phường 1, TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre) diễn ra trong khung cảnh ấm áp và thanh bình. Ðược thông báo về tình hình Biển Ðông, quan điểm, chủ trương của Ðảng và Nhà nước kiên quyết giữ vững chủ quyền biển đảo, chủ quyền Trường Sa bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà mỗi người dân chúng tôi phải thấu triệt tư tưởng, quan điểm, định hướng chỉ đạo cơ bản này, tùy điều kiện cụ thể để làm những việc có thể, trong khả năng góp sức giữ vững chủ quyền biển đảo, chủ quyền Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Danh tiếng thầy giáo Hà Công Văn - Anh hùng Lao động, tôi đã biết từ lâu, bởi anh nổi tiếng cả nước với mô hình giáo dục "Nội trú dân nuôi" từ năm 1985. Ðể gặp được anh, từ thành phố Ðông Hà, tôi đã "một mình, một ngựa" ngược đường 9 (con đường xuyên Á) 50 km, đến xã Ða Krông, huyện Ða Krông, tỉnh Quảng Trị.
"Suốt mấy chục năm gắn bó, đổ mồ hôi, công sức trên đồng đất, tôi mới ngộ ra được cái hay của lời tiền nhân: đất đai không bao giờ phụ lòng người. Nhưng làm gì cũng phải có cách thức, có hiểu biết mới mong nhận lại kết quả tương xứng", ông Phạm Văn Ánh (xã Tam Giang Ðông, Năm Căn, Cà Mau), người liên tục hơn hai chục năm qua đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, tỉnh, hồ hởi nói với chúng tôi như vậy.
Ở tuổi 80, GS, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Ðức (trong ảnh), vẫn ham mê nghiên cứu và sáng tạo. Năm 2010, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-công nghệ với cụm công trình "Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam". Với 55 năm giảng dạy, đào tạo đại học, trong đó có 30 năm nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn và báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Ðức bộc bạch: Tôi vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu về Bác...
Nói về kết quả sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đồng chí Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình cho biết: "Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên đã được mọi người đồng tình hưởng ứng và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, quan trọng".
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ðảng bộ huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xác định phải tập trung phát triển kinh tế để chăm lo cho cuộc sống người dân, như Bác vẫn thường căn dặn.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tổ Phú Thọ, kỹ sư Nguyễn Kim Tới từng trải qua nhiều cương vị ở Tập đoàn Sông Ðà. Dù ở vị trí nào, anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giờ đây, khi là Phó Tổng Giám đốc (TGÐ) Tập đoàn Sông Ðà, anh vẫn có mơ ước giản dị, đất nước mình sẽ có thêm nhiều kỹ sư giỏi, không chỉ biết thi công các công trình ngầm thủy điện mà còn có thể làm chủ nhiều công trình có kỹ thuật phức tạp hơn, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.