Thầy thuốc

Từ tư tưởng dân vận của Bác nghĩ về xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ

Trước năm 1945, khi Đảng chưa nắm chính quyền, Đảng thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể để thiết lập mối quan hệ, vận động nhân dân. Cán bộ, đảng viên sống trong lòng dân, được dân nuôi, dân bảo vệ che chở, đồng thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, thấy trước được nguy cơ quan liêu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ đã luôn nhắc nhở: Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính phủ, cán bộ phải là “công bộc của dân”...
Lan tỏa những tấm gương điển hình

Lan tỏa những tấm gương điển hình

Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện bằng những việc làm thiết thực, gắn với công việc của từng cá nhân. Những tấm gương điển hình tiêu biểu đã ngày càng lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Hết lòng vì người bệnh

Gần 30 năm công tác ở Bệnh viện C Thái Nguyên, Tiến sĩ, bác sĩ Ðoàn Văn Khương luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm chăm sóc, coi người bệnh như người thân của mình. Nói về bác sĩ Khương, nhiều bệnh nhân tỏ lòng tri ân sâu sắc, coi ông như người nối dài thêm cuộc sống cho mình.  
Niềm vui được cống hiến

Niềm vui được cống hiến

Hơn 26 năm gắn bó với bệnh nhi, giữa bao áp lực, vất vả của nghề y nhưng bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chính luôn cảm thấy hạnh phúc với con đường mà mình đã chọn. Chị luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ: "Lương y như từ mẫu".
Tấm lòng vàng trên dãy Ngọc Linh

Tấm lòng vàng trên dãy Ngọc Linh

Nữ y tá người dân tộc Xơ Đăng Hồ Thị Hiếu, Trạm trưởng y tế xã Trà Cang, huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam), không chỉ làm tốt công việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân ở xã vùng sâu, mà còn dũng cảm xóa bỏ những hủ tục nơi đây. Tâm niệm “thương người như thể thương thân” luôn thôi thúc chị khắc phục mọi khó khăn, trở ngại.
Vì hạnh phúc người bệnh

Vì hạnh phúc người bệnh

Khắc ghi lời thề Hippocrates và lời dạy "Lương y như từ mẫu" của Bác Hồ kính yêu, với tôi, cứu được một bệnh nhân thoát khỏi "lưỡi hái tử thần", chăm sóc cho bệnh nhân khỏe mạnh là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất. Ðó là tâm sự của bác sĩ Trương Thị Hồng Nga, Bệnh viện Ða khoa Sa Ðéc, tỉnh Ðồng Tháp.
Người giữ gìn những bài thuốc quý

Người giữ gìn những bài thuốc quý

Thấu hiểu nguyện vọng, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, hơn 23 năm gắn bó với nghề, chị đã không quản ngại khó khăn, vất vả nơi rừng sâu, núi thẳm cùng với cộng sự sưu tầm, đưa vào kho thuốc quý của địa phương hơn 70 bài thuốc dân gian...
Những cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng

Những cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa được tôn vinh tại Chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ 11 năm 2014. Những năm qua, Viện là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học, phòng, chống dịch bệnh một cách thầm lặng; hai lần vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới...
Phần thưởng lớn nhất là sự tin yêu của nhân dân

Phần thưởng lớn nhất là sự tin yêu của nhân dân

Từ cương vị là Giám đốc Trung tâm y tế huyện, đến lãnh đạo, quản lý bệnh viện lớn nhất của tỉnh, rồi những năm gần đây, giữ trọng trách Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Đức Quý đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý, trong đó phần thưởng lớn nhất là sự hài lòng và tin yêu của nhân dân...
Truyền thống bệnh viện là điểm tựa của chúng tôi

Truyền thống bệnh viện là điểm tựa của chúng tôi

Lãnh đạo, quản lý một bệnh viện có bề dày truyền thống gần 65 năm, Thiếu tướng, PGS, TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) quan niệm: Công tác điều trị phải gắn với nghiên cứu khoa học, không ngừng ứng dụng các kỹ thuật cao vào phục vụ người bệnh; làm bất cứ việc gì cũng luôn nhớ lời Bác Hồ căn dặn, lương y phải như từ mẫu.

Xã nghèo xây dựng trạm y tế Anh hùng

Khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất, trang, thiết bị y tế từng bước được hiện đại hóa, nhất là tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ở đây luôn làm hài lòng người bệnh. Ðó là Trạm y tế Anh hùng xã nghèo ven biển Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An).
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ðinh ninh lời Bác dạy

Bệnh viện Ða khoa Vân Ðình (Hà Nội) tự hào là bệnh viện duy nhất được Bác Hồ đặt tên là "Nhà thương Vân Ðình" khi Người về thăm ngày 20-4-1963. Suốt 50 năm qua, đội ngũ y, bác sĩ của Nhà thương Vân Ðình luôn khắc ghi và làm theo lời căn dặn đầy tình thương mến của Người: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh".

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.

Sống - chết cho đời

Không chỉ đứng đầu danh sách những người hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Ðồng Tháp mà anh còn là người có đóng góp lớn trong việc vận động thành lập câu lạc bộ (CLB) HMTN và "ngân hàng máu sống". Càng cảm động hơn khi ở tuổi 45, anh tình nguyện hiến xác mình cho y học. Anh là Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ chuyên trách Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ðồng Tháp.