Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, đảng viên trẻ Nguyễn Hữu Hùng xây dựng cho mình cách làm việc khoa học, học sâu, hỏi kỹ, nắm chắc từng việc cụ thể, tính toán cẩn thận để đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp, góp phần mang lại lợi nhuận cao cho công ty, cải thiện đời sống và thu nhập của người lao động.
Đại đức Thạch Sa Vane (trong ảnh), sư cả chùa Long Trường, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã có từ tâm và làm được nhiều việc thiện khi còn rất trẻ. Sức lan tỏa từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Đảng ta khởi xướng, tạo điều kiện cho Đại đức Thạch Sa Vane làm thêm nhiều việc thiện hơn.
Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, nhiều thương binh đã đóng góp công sức làm giàu cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ con, cháu noi theo. Một trong những tấm gương đó, là cựu chiến binh Nguyễn Tiến Chức (trong ảnh), Tổng giám đốc Công ty xây dựng Ðồng Tiến, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".
Ðó là ông Hồ Ðề (trong ảnh), cán bộ về hưu ở phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, người cho một gia đình ở trong nhà mình 28 năm liền mà không lấy tiền thuê. Ông Hồ Ðề không chỉ giàu lòng nhân ái mà còn giỏi vận động nhân dân.
Lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục là cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Thời gian qua, nhiều cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn huyện Ðức Thọ (Hà Tĩnh) đã có nhiều việc làm thiết thực, góp phần lan tỏa, cổ vũ việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sau cơn mưa cuối mùa hạ, tìm đường vào làng Khe Ðát, một làng đồng bào Dao ở xã Tân Ðồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không khó lắm, loay hoay tìm xe máy để di chuyển thì gặp ngay ông Quân cưỡi xe máy từ nhà ra chợ. Vẫn giọng oang oang đầy sức sống của người chỉ huy hơn 30 năm trong quân ngũ: Các anh chờ 20 phút, tôi ra ủy ban xã giải quyết chút việc rồi ta về nhà luôn nhé. Hóa ra, ông vẫn rất minh mẫn, nhớ từng gương mặt đã từng gặp trong đời, nhớ cả cái hẹn của anh bạn đi cùng tôi cách đó cả nửa tháng trời.
GS, TS Nguyễn Thanh Liêm, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý "Nhân tài đất Việt, năm 2012" với cụm công trình "Nghiên cứu phẫu thuật nội soi trẻ em". Ðây là một hành trình phấn đấu không mệt mỏi của GS để giành lại sự sống cho các em không may mắc bệnh hiểm nghèo...
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ðảng bộ huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xác định phải tập trung phát triển kinh tế để chăm lo cho cuộc sống người dân, như Bác vẫn thường căn dặn.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tổ Phú Thọ, kỹ sư Nguyễn Kim Tới từng trải qua nhiều cương vị ở Tập đoàn Sông Ðà. Dù ở vị trí nào, anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giờ đây, khi là Phó Tổng Giám đốc (TGÐ) Tập đoàn Sông Ðà, anh vẫn có mơ ước giản dị, đất nước mình sẽ có thêm nhiều kỹ sư giỏi, không chỉ biết thi công các công trình ngầm thủy điện mà còn có thể làm chủ nhiều công trình có kỹ thuật phức tạp hơn, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Dù đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhưng bác sĩ Trang Xuân Chi (77 tuổi), hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Ðịnh vẫn miệt mài với công việc cứu giúp những mảnh đời bất hạnh. Mọi người kính trọng và trìu mến gọi ông bằng những cái tên thân thương như: ông già nhân hậu, ông nội, ông ngoại, bố Chi...
Chiếc xe máy của tôi cố chồm lên phía trước, mưa xối xả quất rát mặt người, mặt đường. "Dẫu sao đã cho người ta đi nhờ, thì đành gắng cho trót vậy"- Tôi tự nhủ. Ông lão ngồi sau tiếng át cả tiếng mưa, chốc lại nhắc tôi: "Ði chậm thôi", dẫu chính ông lúc xin đi nhờ đã viện dẫn vì xe hỏng mà bản thân đang rất vội.
Do tai nạn nghề nghiệp mà tay phải đeo bàn tay giả, còn bàn tay trái cầm nắm rất khó khăn, nhưng hơn 20 năm nay ông vẫn không ngừng sáng tạo khoa học. Ðó là GS,TS Trần Ðức Thiệp (cùng với GS,TS Nguyễn Văn Ðỗ) vinh dự được trao tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2011 với công trình "Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và các phản ứng hạt nhân".
Bệnh viện Ða khoa tỉnh Bắc Ninh, một thời gian dài được biết đến với sự "tuột dốc, xuống cấp" cả về y đức cũng như chất lượng điều trị.