Trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội, câu chuyện của người phụ nữ dân tộc Cơ Ho có dáng vẻ khắc khổ, đã khiến nhiều người mến phục bởi tấm lòng trung hậu, đảm đang. Bà là K’Hiếu, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc tổ dân phố Xoan, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Hơn 26 năm gắn bó với bệnh nhi, giữa bao áp lực, vất vả của nghề y nhưng bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chính luôn cảm thấy hạnh phúc với con đường mà mình đã chọn. Chị luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ: "Lương y như từ mẫu".
Nữ y tá người dân tộc Xơ Đăng Hồ Thị Hiếu, Trạm trưởng y tế xã Trà Cang, huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam), không chỉ làm tốt công việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân ở xã vùng sâu, mà còn dũng cảm xóa bỏ những hủ tục nơi đây. Tâm niệm “thương người như thể thương thân” luôn thôi thúc chị khắc phục mọi khó khăn, trở ngại.
Từ xưa đến nay, hình ảnh, tấm gương và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần trong lòng mỗi người dân ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên đều nêu cao trách nhiệm với người dân, người dân đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức triển khai các bước khá bài bản, đồng bộ, kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức với xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến có sức lan tỏa. Từ đó tạo những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
Hơn 10 năm qua, Hội Từ thiện xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) lặng lẽ xây cầu, làm đường giao thông nông thôn, giúp các em học sinh nghèo hiếu học được đến trường, giúp đỡ trẻ mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa…, chung tay cùng chính quyền địa phương xoa dịu phần nào nỗi bất hạnh của những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Về thành phố Quy Nhơn (Bình Định) những ngày này, được nghe nhiều câu chuyện về những mô hình hay, cách làm sáng tạo của chị em phụ nữ giúp nhau từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, những tấm lòng lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái… mới thấy thật ý nghĩa và ấm áp.
Năm 2013, Phú Lộc trở thành xã đầu tiên của huyện Hậu Lộc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, cán đích sớm trước 2 năm. Kinh nghiệm của xã vùng cát ven biển tỉnh Thanh Hóa này là mọi việc đều từ dân, vì dân, đúng như lời Bác Hồ căn dặn “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”.
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Ðến Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (huyện Tân Hồng, tỉnh Ðồng Tháp), chúng tôi ngỡ ngàng khi bắt gặp hàng chục em nhỏ cổ quàng khăn đỏ, mặc áo phao vàng rực, lưng mang cặp sách đi học, đang được các anh bộ đội biên phòng đưa xuống chiếc tắc ráng mấy chục mã lực để đến trường cùng các bạn trên đất liền.
Ngôi nhà nhỏ mang dòng chữ "Ngôi nhà 100 đồng" chỉ là một hình ảnh tượng trưng, nhưng thông qua đó là những việc làm thiết thực, những tình cảm chân thành làm ấm lòng đồng đội, để họ xiết chặt hàng ngũ, kề vai sát cánh bên nhau, phấn đấu hết sức mình cho đất nước bình yên.
Thấu hiểu nguyện vọng, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, hơn 23 năm gắn bó với nghề, chị đã không quản ngại khó khăn, vất vả nơi rừng sâu, núi thẳm cùng với cộng sự sưu tầm, đưa vào kho thuốc quý của địa phương hơn 70 bài thuốc dân gian...
Trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Ðảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố điển hình. 244 bí thư chi bộ tiêu biểu, đại diện cho 5.810 bí thư chi bộ được Ðảng bộ Khối vinh danh, thật sự là hạt nhân tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng Ðảng, có sức lan tỏa đối với 1,3 triệu cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong Khối.
Mười sáu năm dồn trí tuệ, tâm lực nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng vaccine phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em (Rotavin) do PGS, TS Lê Thị Luân làm Chủ nhiệm đề tài đã được cấp phép lưu hành trong cả nước. Sản phẩm khoa học này đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á và thứ tư thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy.
Khi tôi đến, ông đang cặm cụi bên chồng giấy tờ, tách ghim. Chiếc máy photocopy vẫn chạy đều. Công việc hằng ngày của ông là vậy. Như bao người khác, dẫu có "vác tù và", ông cũng phải lo "cơm áo, gạo tiền". Ông sắp xếp thời gian khoa học, tách bạch việc công, việc riêng, ở cương vị nào cũng hoàn thành tốt. Ông là Nguyễn Văn Việt, Chi ủy viên kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn 7, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.