Học Bác là để làm tốt công việc của chính mình, hướng đến lợi ích cộng đồng, tập thể. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị ở huyện miền núi, biên giới Lộc Ninh (Bình Phước), nhận thức đó được cụ thể hóa thành hành động để mỗi cá nhân, đơn vị chọn việc thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, nhân lên những mô hình hay, tấm gương tiêu biểu.
Thành thông lệ, cứ dịp cuối năm, bà con trong ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lại tề tựu về căn nhà của ông Phùng Minh Út, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã để dự lễ tưởng nhớ và tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các em nhỏ thì được nghe kể chuyện về Bác Hồ và truyền thống cách mạng ở địa phương. Kết thúc buổi lễ, điều mà bà con luôn được người cựu chiến binh nhắc nhở và khắc sâu trong lòng: Phải chăm lo cho người nghèo khó. Đó cũng chính là học tập Bác.
Người dân xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang khi nhắc đến ông Tám Ðậu luôn thể hiện sự yêu mến, kính trọng bởi tấm lòng hào hiệp của ông trong các hoạt động giúp đỡ người nghèo.
Sau nhiều năm nhiệt huyết với công việc từ thiện, mới đây ông Phùng Minh Út, cựu chiến binh ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ xuyên (Sóc Trăng) vinh dự được tham gia chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…
Tìm hiểu về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Ðảng bộ Hà Nam, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW đã trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó, việc học tập và làm theo Bác có sức lan tỏa rộng lớn với nhiều tấm gương cụ thể, thiết thực.
Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại tỉnh Sóc Trăng với những việc làm cụ thể, bắt đầu từ phần việc của mỗi cá nhân phụ trách. Cách làm này đã tạo động lực lao động, mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống, công tác…
Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân tỉnh Bến Tre thực hiện bằng những việc làm thiết thực, gắn với công việc của từng cá nhân. Những tấm gương điển hình tiêu biểu đã ngày càng lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, vẫn thường dành thời gian về những miền quê, ra tận đồng ruộng gặp gỡ, động viên người nông dân chăm chỉ, cần cù, vượt qua khó khăn, nhất là những lúc thiên tai để làm chủ ruộng đồng, buộc mảnh đất cằn cỗi cũng phải nở hoa, kết trái…
Năm 2019 Tỉnh ủy Quảng Trị chọn chủ đề “Trách nhiệm, kỷ cương, tăng tốc phát triển”, trong đó chú trọng nội dung xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phục vụ người dân tốt hơn. Trong các công việc, vai trò người đảng viên cần luôn được thể hiện nổi bật. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là minh chứng cho cách làm hiệu quả này.
Say mê nghiên cứu khoa học, đồng cảm với nỗi vất vả của nông dân, Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh) Trần Thị Thúy Anh cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm có tính ứng dụng cao, hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông nghiệp sạch.
Ở tỉnh Tây Ninh, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã đi sâu vào đời sống, thể hiện trong nhận thức, ý thức rất rõ ràng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Khởi nghiệp từ nghèo khó, khi làm ăn khấm khá, ông Huỳnh Văn Đẹt, ngụ ấp Phú Lợi Thượng, xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) nghĩ cách giúp nông dân nghèo bằng việc cho mượn tiền mua bò giống không tính lãi. Từ đó, “ngân hàng bò” của ông đã hỗ trợ 170 lượt bò giống với số tiền hơn hai tỷ đồng, giúp nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đang chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị hằng năm lựa chọn những vấn đề quan trọng, những vấn đề nổi cộm, bức xúc được cán bộ, đảng viên, người dân đặc biệt quan tâm để tập trung tổ chức xử lý, giải quyết có kết quả; đồng thời, tăng cường xây dựng và nhân rộng, tuyên dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và xã hội.
Bằng nhiều việc làm thiết thực, thời gian qua, phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đang tạo sức lan tỏa sâu rộng.
Chúng tôi được lãnh đạo huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) giới thiệu viết về anh Nam Thuận - một điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ở một vùng đất xa xôi, khó khăn như Miệt Thứ, anh Nam Thuận là một điển hình vượt khó, có đóng góp lớn cho cộng đồng.