thành lập

Người thương binh ham làm từ thiện

Người thương binh ham làm từ thiện

Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, nhiều thương binh đã đóng góp công sức làm giàu cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ con, cháu noi theo. Một trong những tấm gương đó, là cựu chiến binh Nguyễn Tiến Chức (trong ảnh), Tổng giám đốc Công ty xây dựng Ðồng Tiến, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Thụy Văn làm tốt lời dạy của Bác

Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm  phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.
Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ  quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Người mang niềm vui đến người bệnh nghèo

Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.

Sống - chết cho đời

Không chỉ đứng đầu danh sách những người hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Ðồng Tháp mà anh còn là người có đóng góp lớn trong việc vận động thành lập câu lạc bộ (CLB) HMTN và "ngân hàng máu sống". Càng cảm động hơn khi ở tuổi 45, anh tình nguyện hiến xác mình cho y học. Anh là Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ chuyên trách Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ðồng Tháp.
Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!

Lão ngư 35 năm vác tù và trên sông Hậu

Tôi phóng xe đến chân cầu Cần Thơ, dừng lại bên bờ Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì trời đã xế chiều. Bất chợt có tiếng tù và vang dội một khúc sông. Những người bán hàng ven hai bên cầu Cần Thơ nhốn nháo bảo nhau: "Chắc là có chuyện chẳng lành nên ông To mới thổi tù và huy động cánh ngư dân trong xóm". Tôi rồ ga tăng tốc tìm đến nơi phát ra tiếng tù và.

Học ở Bác Hồ hai chữ "cần, kiệm"

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc luôn nỗ lực với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Và hơn hết, từ những bông hoa đẹp ấy, niềm tin thêm tỏa sáng để mỗi người cố gắng, vun tưới cho cuộc sống thêm tươi xanh...
Hết lòng vì người bệnh nghèo

Hết lòng vì người bệnh nghèo

Dẫn chúng tôi đi thăm bếp ăn tình thương phục vụ bệnh nhân nghèo nằm ngay trong khuôn viên của bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường cho biết: Bếp ăn được thành lập ngày 24-8-2007, với mục đích vận động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước chia sẻ những khó khăn với các bệnh nhân nghèo, khi đến điều trị tại bệnh viện.
Chuyện về một người nuôi tôm giỏi

Chuyện về một người nuôi tôm giỏi

Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Học Bác ở sự sáng tạo và cần kiệm

Học Bác ở sự sáng tạo và cần kiệm

Nói đến Ðại úy chuyên nghiệp Lương Quốc Sơn, cán bộ chiến sĩ ở Sư đoàn Ðác Tô (Binh đoàn Tây Nguyên) ai cũng mến phục "cây sáng kiến" ở trạm sửa chữa tổng hợp C26. Tại hội thi tuổi trẻ sáng tạo toàn quân năm 2011, Sơn mang đến hội thi ba đề tài được Hội đồng Khoa học - kỹ thuật Binh đoàn Tây Nguyên đánh giá cao. Ðến hôm nay, thành công của Sơn là cả quá trình nỗ lực phấn đấu học Bác về sự sáng tạo và cần kiệm.
Người cha của những mảnh đời bất hạnh

Người cha của những mảnh đời bất hạnh

Gần 10 năm trôi qua, nhưng các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Nam - Bun-ga-ri (Thái Bình) vẫn nhắc mãi câu chuyện về tấm lòng nhân hậu của ông Phí Văn Tinh ở phường Trần Lãm (TP Thái Bình). Ðó là thời điểm năm 2003, ông Tinh nhận được điện thoại của một bác sĩ bệnh viện gọi đến thông báo về trường hợp một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Rời máy điện thoại, ông vội vàng lao ngay đến bệnh viện để đón bé về nuôi và đặt tên bé là Phí Hoàng Vân Anh...