Học Bác Hồ về tình yêu thương con người, ngày ngày trên các nẻo đường từ chốn thị thành đến nơi thanh vắng, Hòa thượng Ngô Văn Từ (trong ảnh) (pháp danh Thích Thiện Sanh, trụ trì chùa Khánh Sơn, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) tìm đến với người nghèo, những mảnh đời bất hạnh để giúp đỡ, sẻ chia. Hình ảnh Hòa thượng với bộ áo cà sa nhuốm mầu mưa nắng đã trở nên quen thuộc với người dân tỉnh Sóc Trăng.
Việc đưa nội dung thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị vào sinh hoạt định kỳ tại các chi bộ đã tạo bước chuyển mới trong việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương, điển hình tiên tiến, với những cách làm sáng tạo, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Mỗi nhà có ít nhất một cây đào chơi Tết, để khi mùa Xuân đến Cô Tô ngập sắc đào. Ý tưởng đó không chỉ mang Xuân về mà còn mang theo hơi ấm của đất liền ra đảo. Xuân này, xuân đầu tiên Cô Tô bừng sáng trong chan hòa ánh điện.
Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau là điểm sáng nhiều năm liền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ cách làm linh hoạt, thiết thực đã tạo bước chuyển mới về nhiều mặt, nhất là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau đẩy mạnh sản xuất, giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống...
Một người khuyết tật không chỉ tạo lập cho mình một cuộc sống ấm no mà còn giúp nhiều người bình thường khác vượt qua đói nghèo. Ðó là ông Ðinh Xuân Hưng, 55 tuổi, ở xóm Rôốc, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.
Cuộc sống còn nhiều vất vả của nông dân và sự gắn bó với đồng đất Sóc Trăng là động lực giúp kỹ sư Hồ Quang Cua không chỉ nghiên cứu thành công nhiều công trình về cây ăn trái, các loại rau màu khác mà còn có công đầu trong tạo giống lúa thơm ST. Nhờ trồng loại lúa thơm ST có giá trị xuất khẩu cao, hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.
Chi bộ bản Giàng có 23 đảng viên, thuộc đảng bộ xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tặng bằng khen trong sạch, vững mạnh ba năm liền (2010-2012). Bản Giàng chính là nơi diễn ra câu chuyện trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Tại đây, chi bộ bản Giàng đã lãnh đạo nhân dân vượt khó vươn lên, xóa đói, giảm nghèo, với nhiều câu chuyện thú vị.
LTS - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, thiết thực góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Báo Nhân Dân phối hợp Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" lần thứ 3 (2013-2014). Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được nhiều bài viết của bạn đọc, bạn viết trên cả nước.
"Trằn trọc ngày đêm viết một mình/Chuyển lời Di chúc Hồ Chí Minh/Thành thơ dễ đọc và dễ hiểu/Học tập làm theo tốt cho mình". Ðây là những vần thơ mở đầu tập thơ Di chúc Bác Hồ con tạc thành thơ của ông Trương Văn Mão (trong ảnh), 75 tuổi ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải (Thái Bình).
Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Trên các lĩnh vực công tác, trong mọi công việc và ngay cả khi sinh hoạt hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh luôn gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong các phong trào lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở huyện ven biển này.
Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".