Nằm sát chân núi Cô Tiên, bên đường Phạm Văn Ðồng dẫn vào thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Lữ quán Thiên Phước có nhiều điểm thật đặc biệt. Quán có dáng dấp một con tàu neo bên những lô-cốt vững chãi, khách ngồi nghe tiếng sóng vỗ ngay dưới chân mình.
Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau là điểm sáng nhiều năm liền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ cách làm linh hoạt, thiết thực đã tạo bước chuyển mới về nhiều mặt, nhất là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau đẩy mạnh sản xuất, giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống...
Vượt lên những khó khăn, thậm chí là mất mát, Ðảng bộ huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang từng bước chấn chỉnh kỷ cương, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Vươn lên từ gian khó, ông Huỳnh Văn Thôn (tên thường gọi Bảy Thôn), chủ bến đò Vàm Xáng, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ luôn tâm niệm làm hết khả năng để giúp đỡ những người khốn khó. Đã 18 năm, ông Bảy Thôn tình nguyện đưa đò miễn phí cho học sinh vùng sông nước đến trường, hết lòng hỗ trợ người nghèo, góp tiền, công sức làm cầu, đường, xây nhà tình thương... Mọi người quý mến gọi ông là "ông Bảy từ thiện".
Ðến chuỗi nhà giàn DK1, hay những cây đèn biển nơi quần đảo Trường Sa, ít ai biết có sự đóng góp đầy ý nghĩa của các nhà khoa học Trường đại học Xây dựng Hà Nội, mà trực tiếp là Viện Xây dựng công trình biển. Và người có những đóng góp không nhỏ vào những công trình ấy là PGS, TS Ðinh Quang Cường.
Đại đức Thạch Sa Vane (trong ảnh), sư cả chùa Long Trường, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã có từ tâm và làm được nhiều việc thiện khi còn rất trẻ. Sức lan tỏa từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Đảng ta khởi xướng, tạo điều kiện cho Đại đức Thạch Sa Vane làm thêm nhiều việc thiện hơn.
Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, nhiều thương binh đã đóng góp công sức làm giàu cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ con, cháu noi theo. Một trong những tấm gương đó, là cựu chiến binh Nguyễn Tiến Chức (trong ảnh), Tổng giám đốc Công ty xây dựng Ðồng Tiến, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Một người khuyết tật không chỉ tạo lập cho mình một cuộc sống ấm no mà còn giúp nhiều người bình thường khác vượt qua đói nghèo. Ðó là ông Ðinh Xuân Hưng, 55 tuổi, ở xóm Rôốc, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
"Dạy thật tốt để các em học tốt" là nội dung đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Định hướng di chuyển, Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh. Nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác tuy ngắn gọn nhưng để thực hiện tốt là cả quá trình rèn luyện, phấn đấu của thầy giáo Hùng cùng với những tình cảm đặc biệt dành cho các em học sinh khiếm thị.
Khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất, trang, thiết bị y tế từng bước được hiện đại hóa, nhất là tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ở đây luôn làm hài lòng người bệnh. Ðó là Trạm y tế Anh hùng xã nghèo ven biển Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An).
Cách đây 45 năm, một trận đánh bi tráng đã diễn ra vào ngày 16-10-1968 tại Cao điểm 21 xã Gio Mỹ (Gio Linh, Quảng Trị) làm 32 cán bộ, chiến sĩ Trung đội 6 (Ðại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Ðặc khu Vĩnh Linh) và phân đội hỏa lực tăng cường anh dũng hy sinh, chỉ còn một người duy nhất trở về sau trận đánh, đó là thương binh Hoàng Ngọc Bích, chiến sĩ liên lạc Ðại đội 2.
Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.