83 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi Ðảng, nhưng đồng chí có hơn 30 năm tình nguyện làm người tuyên truyền, kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 2012, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ðó là đôi nét về đồng chí Hoàng Hồng Kỳ, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Ðộng (Bắc Giang), cựu chiến binh - ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng.
Trên các lĩnh vực công tác, trong mọi công việc và ngay cả khi sinh hoạt hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh luôn gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong các phong trào lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở huyện ven biển này.
Ðã 37 năm, ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".
Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".
Không chỉ đứng đầu danh sách những người hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Ðồng Tháp mà anh còn là người có đóng góp lớn trong việc vận động thành lập câu lạc bộ (CLB) HMTN và "ngân hàng máu sống". Càng cảm động hơn khi ở tuổi 45, anh tình nguyện hiến xác mình cho y học. Anh là Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ chuyên trách Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ðồng Tháp.
Nhiều người dân xã Xuân Ðỉnh đều biết về anh Nguyễn Xuân Long, Phó trưởng Công an xã Xuân Ðỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội), về những vất vả, cố gắng của anh và đồng nghiệp trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Vinh dự, tự hào được nhiều lần đón Bác Hồ về thăm, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đang tích cực phấn đấu, rèn luyện; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, tạo những chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tại Hội nghị biểu dương các chiến sĩ cách mạng (CSCM) bị địch bắt tù đày tiêu biểu toàn quốc năm 2010, bác Vũ Minh Tằng, người có hơn sáu năm sống ở "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen có "Thành tích tiêu biểu trong học tập, công tác và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục ghi nhận công lao của người CSCM kiên trung trong lao tù và sống khiêm nhường, thanh thản giữa đời thường.
Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Vươn lên từ gian khó, khi cuộc sống ổn định, ông Ðoàn Văn Lài (Ba Lài) ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Xuân (Thới Lai, TP Cần Thơ) tự nguyện dành hết nguồn thu nhập từ việc canh tác sáu công (6.000 m2) đất trồng lúa để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng Ðền thờ Bác Hồ trên phần đất trước nhà để con cháu, người dân trong vùng tưởng nhớ và noi gương Bác.
Tôi phóng xe đến chân cầu Cần Thơ, dừng lại bên bờ Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì trời đã xế chiều. Bất chợt có tiếng tù và vang dội một khúc sông. Những người bán hàng ven hai bên cầu Cần Thơ nhốn nháo bảo nhau: "Chắc là có chuyện chẳng lành nên ông To mới thổi tù và huy động cánh ngư dân trong xóm". Tôi rồ ga tăng tốc tìm đến nơi phát ra tiếng tù và.
Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.
Gần bảy năm làm mẹ của những trẻ em bất hạnh ở nhà C3, Làng trẻ em Birla (Hà Nội), trải qua bao vui buồn, vất vả, nhọc nhằn, chị Lê Thị Vân thấy mình ngày càng gắn bó với mái ấm này. Mỗi khi có một người con đến tuổi trưởng thành tạm biệt ngôi nhà ra đi, chị lại tự nhủ mình phải dành thêm nhiều tình yêu thương hơn nữa, để những đứa trẻ bước vào đời không chỉ có tính tự lập cao mà còn biết sống giàu tình thương và trách nhiệm.
Nhắc đến Bí thư Huyện ủy vùng sâu Hồng Dân (Bạc Liêu) Võ Văn Út, ở Bạc Liêu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cán bộ, nông dân đều biết, thường gọi đồng chí bằng cái tên trìu mến "Bí thư lúa mới". Từ nhiều năm nay, đồng chí Võ Văn Út luôn ngày đêm tâm huyết tìm tòi giống lúa mới, là một trong những người có công đưa giống lúa mới chịu mặn, phèn cao vào đồng ruộng.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc luôn nỗ lực với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Và hơn hết, từ những bông hoa đẹp ấy, niềm tin thêm tỏa sáng để mỗi người cố gắng, vun tưới cho cuộc sống thêm tươi xanh...