chính sách

Ân nhân của học sinh nghèo

Ân nhân của học sinh nghèo

Trở về đời thường khi đã cụt một tay, một chân và mất một mắt, cuộc sống không vợ con đầy khó khăn, với các chế độ thương binh 5,9 triệu đồng/tháng, ông vẫn dành dụm tiền để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Thương binh hạng 1/4 Lê Văn Ý ngụ ở ấp Mỹ Sơn Ðông, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre là tấm gương điển hình làm theo lời Bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế".
Người "mắc nợ" các liệt sĩ

Người "mắc nợ" các liệt sĩ

Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).
Những cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng

Những cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa được tôn vinh tại Chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ 11 năm 2014. Những năm qua, Viện là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học, phòng, chống dịch bệnh một cách thầm lặng; hai lần vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới...
Mỗi ngày làm một việc tốt vì dân

Mỗi ngày làm một việc tốt vì dân

"Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân", phấn đấu "làm hết việc chứ không phải làm hết giờ", là mục tiêu mà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Nam luôn hướng tới. Ðó cũng là một trong những nội dung đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các đơn vị Công an Hà Nam. Và trên các lĩnh vực công tác, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình, có sức lan tỏa trong xã hội.
"Nếu chỉ để làm giàu, tôi đã không về nước"

"Nếu chỉ để làm giàu, tôi đã không về nước"

Tiến sĩ chuyên ngành quản lý, chính sách giáo dục, Trưởng phòng Khoa học và quan hệ quốc tế (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Bích đã chia sẻ về nghề, về cuộc sống và sự lựa chọn giữa sự nghiệp chung và lợi ích riêng rằng: "Nếu chỉ để làm giàu, tôi đã không về nước"
Vững vàng nơi biên cương

Vững vàng nơi biên cương

Theo bước chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Thanh (Lạng Sơn), chúng tôi có dịp chứng kiến sự gian lao, vất vả, tinh thần chiến đấu, hy sinh của người lính nơi biên cương Tổ quốc.
Bài học về quản lý cán bộ ở Khánh Sơn

Bài học về quản lý cán bộ ở Khánh Sơn

Vượt lên những khó khăn, thậm chí là mất mát, Ðảng bộ huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang từng bước chấn chỉnh kỷ cương, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Vươn lên từ gian khó, ông Huỳnh Văn Thôn (tên thường gọi Bảy Thôn), chủ bến đò Vàm Xáng, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ luôn tâm niệm làm hết khả năng để giúp đỡ những người khốn khó. Đã 18 năm, ông Bảy Thôn tình nguyện đưa đò miễn phí cho học sinh vùng sông nước đến trường, hết lòng hỗ trợ người nghèo, góp tiền, công sức làm cầu, đường, xây nhà tình thương... Mọi người quý mến gọi ông là "ông Bảy từ thiện".
Đại đức Thạch Sa Vane làm theo gương Bác

Đại đức Thạch Sa Vane làm theo gương Bác

Đại đức Thạch Sa Vane (trong ảnh), sư cả chùa Long Trường, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã có từ tâm và làm được nhiều việc thiện khi còn rất trẻ. Sức lan tỏa từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Đảng ta khởi xướng, tạo điều kiện cho Đại đức Thạch Sa Vane làm thêm nhiều việc thiện hơn.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
"Bốn cùng" với dân Bản Máy

"Bốn cùng" với dân Bản Máy

Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.
Bộ đội Biên phòng trong lòng dân

Bộ đội Biên phòng trong lòng dân

Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".
Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.