Ở tuổi 88, mỗi tuần hai lần, GS, TSKH Hoàng Thủy Nguyên vẫn đi xe lăn đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm việc. Hơn 60 năm gắn bó với nghề, cho đến tận bây giờ, ông luôn trăn trở làm thế nào tìm ra những loại vaccine mới, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người dân, nhất là những em nhỏ.
Đảm nhiệm nhiều cương vị công tác, vừa là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã, vừa là Bí thư Chi đoàn, Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ nữ cơ quan xã, nhưng đảng viên người dân tộc Khmer Danh Thị Mị, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau luôn làm tốt mọi công việc được giao.
Mười sáu năm dồn trí tuệ, tâm lực nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng vaccine phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em (Rotavin) do PGS, TS Lê Thị Luân làm Chủ nhiệm đề tài đã được cấp phép lưu hành trong cả nước. Sản phẩm khoa học này đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á và thứ tư thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy.
Đội ngũ cán bộ, viên chức Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vinh dự được làm những công việc vô cùng thiêng liêng, đó là bảo tồn và phát huy các giá trị to lớn của những hiện vật, tư liệu gắn liền với 15 năm cuối đời của Bác Hồ kính yêu. Với tình thương yêu Bác vô bờ bến, mỗi cán bộ, nhân viên Khu di tích luôn tâm niệm học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác; làm việc hết mình, giữ gìn nguyên vẹn các di tích để đón đồng bào cả nước, bạn bè quốc tế đến với Bác, hiểu sâu hơn công lao trời biển của Người đối với dân tộc ta.
Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).
Tiến sĩ chuyên ngành quản lý, chính sách giáo dục, Trưởng phòng Khoa học và quan hệ quốc tế (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Bích đã chia sẻ về nghề, về cuộc sống và sự lựa chọn giữa sự nghiệp chung và lợi ích riêng rằng: "Nếu chỉ để làm giàu, tôi đã không về nước"
Câu chuyện xúc động của những cô gái không cam chịu tật nguyền vượt lên số phận,... đã để lại ấn tượng khó quên, trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Ðông (TP Hà Nội) tổ chức. Cũng như nhiều người, hình ảnh những con người bình dị mà cao quý ấy cứ in đậm trong tâm trí tôi, nhắc tôi cố gắng sống tốt hơn.
Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trên các lĩnh vực công tác, trong mọi công việc và ngay cả khi sinh hoạt hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh luôn gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong các phong trào lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở huyện ven biển này.
Nhiều người dân xã Xuân Ðỉnh đều biết về anh Nguyễn Xuân Long, Phó trưởng Công an xã Xuân Ðỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội), về những vất vả, cố gắng của anh và đồng nghiệp trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục là cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Thời gian qua, nhiều cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn huyện Ðức Thọ (Hà Tĩnh) đã có nhiều việc làm thiết thực, góp phần lan tỏa, cổ vũ việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Sau cơn mưa cuối mùa hạ, tìm đường vào làng Khe Ðát, một làng đồng bào Dao ở xã Tân Ðồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không khó lắm, loay hoay tìm xe máy để di chuyển thì gặp ngay ông Quân cưỡi xe máy từ nhà ra chợ. Vẫn giọng oang oang đầy sức sống của người chỉ huy hơn 30 năm trong quân ngũ: Các anh chờ 20 phút, tôi ra ủy ban xã giải quyết chút việc rồi ta về nhà luôn nhé. Hóa ra, ông vẫn rất minh mẫn, nhớ từng gương mặt đã từng gặp trong đời, nhớ cả cái hẹn của anh bạn đi cùng tôi cách đó cả nửa tháng trời.
Nói đến Ðại úy chuyên nghiệp Lương Quốc Sơn, cán bộ chiến sĩ ở Sư đoàn Ðác Tô (Binh đoàn Tây Nguyên) ai cũng mến phục "cây sáng kiến" ở trạm sửa chữa tổng hợp C26. Tại hội thi tuổi trẻ sáng tạo toàn quân năm 2011, Sơn mang đến hội thi ba đề tài được Hội đồng Khoa học - kỹ thuật Binh đoàn Tây Nguyên đánh giá cao. Ðến hôm nay, thành công của Sơn là cả quá trình nỗ lực phấn đấu học Bác về sự sáng tạo và cần kiệm.