Chi bộ bản Giàng có 23 đảng viên, thuộc đảng bộ xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tặng bằng khen trong sạch, vững mạnh ba năm liền (2010-2012). Bản Giàng chính là nơi diễn ra câu chuyện trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Tại đây, chi bộ bản Giàng đã lãnh đạo nhân dân vượt khó vươn lên, xóa đói, giảm nghèo, với nhiều câu chuyện thú vị.
LTS - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, thiết thực góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Báo Nhân Dân phối hợp Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" lần thứ 3 (2013-2014). Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được nhiều bài viết của bạn đọc, bạn viết trên cả nước.
Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".
"Trằn trọc ngày đêm viết một mình/Chuyển lời Di chúc Hồ Chí Minh/Thành thơ dễ đọc và dễ hiểu/Học tập làm theo tốt cho mình". Ðây là những vần thơ mở đầu tập thơ Di chúc Bác Hồ con tạc thành thơ của ông Trương Văn Mão (trong ảnh), 75 tuổi ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải (Thái Bình).
Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương xây dựng và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc, đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.
Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Trên các lĩnh vực công tác, trong mọi công việc và ngay cả khi sinh hoạt hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh luôn gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong các phong trào lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở huyện ven biển này.
Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".
Vinh dự, tự hào được nhiều lần đón Bác Hồ về thăm, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đang tích cực phấn đấu, rèn luyện; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, tạo những chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tại Hội nghị biểu dương các chiến sĩ cách mạng (CSCM) bị địch bắt tù đày tiêu biểu toàn quốc năm 2010, bác Vũ Minh Tằng, người có hơn sáu năm sống ở "địa ngục trần gian" nhà tù Phú Quốc, được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen có "Thành tích tiêu biểu trong học tập, công tác và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục ghi nhận công lao của người CSCM kiên trung trong lao tù và sống khiêm nhường, thanh thản giữa đời thường.
Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.
Nhắc đến Bí thư Huyện ủy vùng sâu Hồng Dân (Bạc Liêu) Võ Văn Út, ở Bạc Liêu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cán bộ, nông dân đều biết, thường gọi đồng chí bằng cái tên trìu mến "Bí thư lúa mới". Từ nhiều năm nay, đồng chí Võ Văn Út luôn ngày đêm tâm huyết tìm tòi giống lúa mới, là một trong những người có công đưa giống lúa mới chịu mặn, phèn cao vào đồng ruộng.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc luôn nỗ lực với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Và hơn hết, từ những bông hoa đẹp ấy, niềm tin thêm tỏa sáng để mỗi người cố gắng, vun tưới cho cuộc sống thêm tươi xanh...
Ðó là ông Hồ Ðề (trong ảnh), cán bộ về hưu ở phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, người cho một gia đình ở trong nhà mình 28 năm liền mà không lấy tiền thuê. Ông Hồ Ðề không chỉ giàu lòng nhân ái mà còn giỏi vận động nhân dân.