to lớn

Người mở đường từ bản Phiêng Tạc

Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Những tấm lòng bao la, những nghị lực phi thường

Câu chuyện xúc động của những cô gái không cam chịu tật nguyền vượt lên số phận,... đã để lại ấn tượng khó quên, trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Ðông (TP Hà Nội) tổ chức. Cũng như nhiều người, hình ảnh những con người bình dị mà cao quý ấy cứ in đậm trong tâm trí tôi, nhắc tôi cố gắng sống tốt hơn.
"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

Mới 26 tuổi, nhưng Trung úy Trần Trung Hùng (trong ảnh), Ðội Cảnh sát đặc nhiệm Hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đấu tranh, khám phá các vụ án, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bình yên trong cuộc sống nhân dân.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Người kỹ sư nặng lòng với cây lúa

Cuộc sống còn nhiều vất vả của nông dân và sự gắn bó với đồng đất Sóc Trăng là động lực giúp kỹ sư Hồ Quang Cua không chỉ nghiên cứu thành công nhiều công trình về cây ăn trái, các loại rau màu khác mà còn có công đầu trong tạo giống lúa thơm ST. Nhờ trồng loại lúa thơm ST có giá trị xuất khẩu cao, hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Ðinh ninh lời Bác dạy

Bệnh viện Ða khoa Vân Ðình (Hà Nội) tự hào là bệnh viện duy nhất được Bác Hồ đặt tên là "Nhà thương Vân Ðình" khi Người về thăm ngày 20-4-1963. Suốt 50 năm qua, đội ngũ y, bác sĩ của Nhà thương Vân Ðình luôn khắc ghi và làm theo lời căn dặn đầy tình thương mến của Người: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh".
Bí thư "tự làm khổ mình"

Bí thư "tự làm khổ mình"

Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".
Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ  quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Người mang niềm vui đến người bệnh nghèo

Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng

Ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng

83 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi Ðảng, nhưng đồng chí có hơn 30 năm tình nguyện làm người tuyên truyền, kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 2012, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ðó là đôi nét về đồng chí Hoàng Hồng Kỳ, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Ðộng (Bắc Giang), cựu chiến binh - ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng.

Người gửi 20 nghìn thư báo tin cho thân nhân liệt sĩ

Ðã 37 năm,  ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".

Sống - chết cho đời

Không chỉ đứng đầu danh sách những người hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Ðồng Tháp mà anh còn là người có đóng góp lớn trong việc vận động thành lập câu lạc bộ (CLB) HMTN và "ngân hàng máu sống". Càng cảm động hơn khi ở tuổi 45, anh tình nguyện hiến xác mình cho y học. Anh là Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ chuyên trách Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ðồng Tháp.
Hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân

Hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân

Nhiều người dân xã Xuân Ðỉnh đều biết về anh Nguyễn Xuân Long, Phó trưởng Công an xã Xuân Ðỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội), về những vất vả, cố gắng của anh và đồng nghiệp trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Vĩnh Phúc làm theo lời Bác dạy

Vĩnh Phúc làm theo lời Bác dạy

Vinh dự, tự hào được nhiều lần đón Bác Hồ về thăm, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đang tích cực phấn đấu, rèn luyện; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, tạo những chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.