"Trằn trọc ngày đêm viết một mình/Chuyển lời Di chúc Hồ Chí Minh/Thành thơ dễ đọc và dễ hiểu/Học tập làm theo tốt cho mình". Ðây là những vần thơ mở đầu tập thơ Di chúc Bác Hồ con tạc thành thơ của ông Trương Văn Mão (trong ảnh), 75 tuổi ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải (Thái Bình).
Trên các lĩnh vực công tác, trong mọi công việc và ngay cả khi sinh hoạt hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh luôn gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong các phong trào lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở huyện ven biển này.
Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".
Nhiều người dân xã Xuân Ðỉnh đều biết về anh Nguyễn Xuân Long, Phó trưởng Công an xã Xuân Ðỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội), về những vất vả, cố gắng của anh và đồng nghiệp trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.
Nhắc đến Bí thư Huyện ủy vùng sâu Hồng Dân (Bạc Liêu) Võ Văn Út, ở Bạc Liêu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cán bộ, nông dân đều biết, thường gọi đồng chí bằng cái tên trìu mến "Bí thư lúa mới". Từ nhiều năm nay, đồng chí Võ Văn Út luôn ngày đêm tâm huyết tìm tòi giống lúa mới, là một trong những người có công đưa giống lúa mới chịu mặn, phèn cao vào đồng ruộng.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ðác Lắc luôn nỗ lực với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Và hơn hết, từ những bông hoa đẹp ấy, niềm tin thêm tỏa sáng để mỗi người cố gắng, vun tưới cho cuộc sống thêm tươi xanh...
Trên đường từ Plây Cu xuống huyện Mang Yang (Gia Lai) thăm Anh hùng Bùi Ngọc Ðủ, tôi gọi điện trước. Ông cười hồn hậu: "Nhà báo cứ đi nhé, tôi đang ở trên đồi, phải tranh thủ hái nốt ít cà-phê, chừng khoảng một giờ nữa...".
Lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục là cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Thời gian qua, nhiều cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn huyện Ðức Thọ (Hà Tĩnh) đã có nhiều việc làm thiết thực, góp phần lan tỏa, cổ vũ việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Dẫn chúng tôi đi thăm bếp ăn tình thương phục vụ bệnh nhân nghèo nằm ngay trong khuôn viên của bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường cho biết: Bếp ăn được thành lập ngày 24-8-2007, với mục đích vận động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước chia sẻ những khó khăn với các bệnh nhân nghèo, khi đến điều trị tại bệnh viện.
Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ðảng bộ huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xác định phải tập trung phát triển kinh tế để chăm lo cho cuộc sống người dân, như Bác vẫn thường căn dặn.
Phú Thọ vinh dự nhiều lần được đón Bác về thăm, làm việc và lãnh đạo kháng chiến. Sau hòa bình lập lại, do đạt nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, ngày 18 và 19-8-1962, tại thị xã Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và căn dặn Ðảng bộ, nhân dân Phú Thọ cố gắng tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức những nhiệm vụ Ðảng giao phó, trở thành tỉnh tiên tiến để góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc...
Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Ðảng bộ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội nhờ việc đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình hành động. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực điều hành, quản lý của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở rõ nét hơn.
Người làng thân mật gọi ông là "Ông Thăng thư viện", còn ông thì tâm niệm: "Tuổi tác càng cao, sức cũng mòn/Chỉ còn ở lại tấm lòng son/Trí, dũng, đức, tài đồng một nghĩa/Hiến dâng cho Ðảng trọn lòng son". Ông là đảng viên, cựu chiến binh Bùi Ðình Thăng, ở thôn Ðoàn Ðào, xã Ðoàn Ðào, huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Ở tuổi 80, ông còn nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn vẹn nguyên tinh thần "vì nước quên thân, vì dân phục vụ" của người lính Cụ Hồ năm nào.