quan trọng

Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Vươn lên từ gian khó, ông Huỳnh Văn Thôn (tên thường gọi Bảy Thôn), chủ bến đò Vàm Xáng, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ luôn tâm niệm làm hết khả năng để giúp đỡ những người khốn khó. Đã 18 năm, ông Bảy Thôn tình nguyện đưa đò miễn phí cho học sinh vùng sông nước đến trường, hết lòng hỗ trợ người nghèo, góp tiền, công sức làm cầu, đường, xây nhà tình thương... Mọi người quý mến gọi ông là "ông Bảy từ thiện".
Những giờ học nắng mưa và trái tim người thầy

Những giờ học nắng mưa và trái tim người thầy

"Dạy thật tốt để các em học tốt" là nội dung đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Định hướng di chuyển, Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh. Nội dung đăng ký học tập và làm theo Bác tuy ngắn gọn nhưng để thực hiện tốt là cả quá trình rèn luyện, phấn đấu của thầy giáo Hùng cùng với những tình cảm đặc biệt dành cho các em học sinh khiếm thị.

Thụy Văn làm tốt lời dạy của Bác

Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm  phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.

Xã Phú Lộc làm theo lời Bác

Trong sâu thẳm trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ luôn sống mãi. Học Bác từ những việc nhỏ nhất, nhiều người dân ở xã vùng sâu, vùng xa Phú Lộc, huyện miền núi Tân Phú (Ðồng Nai) đã thờ ảnh Bác trong nhà, ở nơi trang trọng nhất, để hằng ngày noi gương và làm theo Bác.
Bí thư "tự làm khổ mình"

Bí thư "tự làm khổ mình"

Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.
Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ  quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Người mang niềm vui đến người bệnh nghèo

Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng

Ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng

83 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi Ðảng, nhưng đồng chí có hơn 30 năm tình nguyện làm người tuyên truyền, kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 2012, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ðó là đôi nét về đồng chí Hoàng Hồng Kỳ, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Ðộng (Bắc Giang), cựu chiến binh - ngọn cờ hồng trên vùng cao Sơn Ðộng.

Sống - chết cho đời

Không chỉ đứng đầu danh sách những người hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Ðồng Tháp mà anh còn là người có đóng góp lớn trong việc vận động thành lập câu lạc bộ (CLB) HMTN và "ngân hàng máu sống". Càng cảm động hơn khi ở tuổi 45, anh tình nguyện hiến xác mình cho y học. Anh là Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ chuyên trách Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo vận động HMTN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ðồng Tháp.
Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!

Lão ngư 35 năm vác tù và trên sông Hậu

Tôi phóng xe đến chân cầu Cần Thơ, dừng lại bên bờ Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì trời đã xế chiều. Bất chợt có tiếng tù và vang dội một khúc sông. Những người bán hàng ven hai bên cầu Cần Thơ nhốn nháo bảo nhau: "Chắc là có chuyện chẳng lành nên ông To mới thổi tù và huy động cánh ngư dân trong xóm". Tôi rồ ga tăng tốc tìm đến nơi phát ra tiếng tù và.
Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.
"Bí thư lúa mới"

"Bí thư lúa mới"

Nhắc đến Bí thư Huyện ủy vùng sâu Hồng Dân (Bạc Liêu) Võ Văn Út, ở Bạc Liêu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cán bộ, nông dân đều biết, thường gọi đồng chí bằng cái tên trìu mến "Bí thư lúa mới". Từ nhiều năm nay, đồng chí Võ Văn Út luôn ngày đêm tâm huyết tìm tòi giống lúa mới, là một trong những người có công đưa giống lúa mới chịu mặn, phèn cao vào đồng ruộng.